Số lượng CBCC Cục DTNN khu vực Hà Nội năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 45 - 51)

STT Đơn vị Số người

1 Lãnh đạo Cục 04

2 Phòng Tổ chức hành chính 17

3 Phịng Tài chính kế tốn 08

4 Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ 05

5 Phòng Kỹ thuật bảo quản 05

6 Phòng Thanh tra 05

7 Chi cục DTNN Hịa Bình 24

8 Chi cục DTNN Mỹ Đức 20

9 Chi cục DTNN Thanh Oai 16

10 Chi cục DTNN Chương Mỹ 17

11 Chi cục DTNN Sơn Tây 12

12 Chi cục DTNN Đông Anh 25

13 Chi cục DTNN Từ Liêm 13

14 Chi cục DTNN Thanh Trì 11

Tổng số 182

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục DTNN khu vực Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau đây:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục DTNN khu vực Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội)

TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ NỘI PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ HOẠCH & QLHDT PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN PHỊNG KÝ THUẬT BẢO QUẢN PHÒNG THANH TRA CHI CỤC DTNN HỊA BÌNH CHI CỤC DTNN MỸ ĐỨC CHI CỤC DTNN THANH OAI CHI CỤC DTNN CHƯƠNG MỸ

CHI CỤC DTNN ĐÔNG ANH

CHI CỤC DTNN TỪ LÊM CHI CỤC DTNN THANH TRÌ

CHI CỤC DTNN SƠN TÂY

BỘ PHẬN TÀI VỤ QUẢN TRỊ BỘ PHẬN KÝ THUẬT BẢO QUẢN CÁC TRƯỞNG KHO DỰ TRỮ

2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động của Cục DTNN khu vực Hà Nội

Theo Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 05/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTNN khu vực thuộc Tổng cục DTNN, bên cạnh những nhiệm vụ mang tính chất quản lý nhà nước về DTQG, các Cục DTNN khu vực cịn có những hoạt động đặc thù như một đơn vị sự nghiệp cơng ích của Chính phủ.

Các mặt hàng DTQG rất đa dạng và nhiều chủng loại, từ máy bay trực thăng, vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn, các loại vật tư thiết bị phục vụ an ninh, quốc phịng; các hàng hóa phục vụ dân sinh như xăng dầu, thuốc phịng chống dịch cho người, cho gia súc, gia cầm, đến hạt gạo, hạt muối… được dự trữ tại nhiều đơn vị trên những địa bàn trọng điểm. Do điều kiện kho tàng và kỹ thuật bảo quản nên Tổng cục DTNN chỉ giao Cục DTNN khu vực Hà Nội trực tiếp bảo quản các mặt hàng lương thực, muối trắng, vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thiết bị chữa cháy rừng,… Bảo quản hàng DTQG giữ vai trò quan trọng trong hoạt động DTNN trên các mặt: Bảo vệ bí mật nhà nước về DTQG (loại hàng, số lượng, nơi để hàng dự trữ...); kịp thời đáp ứng các yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ cấp thiết. Do thời gian dự trữ dài nên yêu cầu về đảm bảo chất lượng được đặt lên hàng đầu. Đến nay chất lượng hàng bảo quản tại các đơn vị luôn được đảm bảo. Công tác bảo quản hàng dự trữ được thực hiện theo đúng qui trình, quy phạm của ngành. Nhà kho ln sạch sẽ, kê lót đảm bảo chất lượng, an tồn về số lượng; sổ sách theo dõi công tác bảo quản ghi chép đầy đủ, rõ ràng, phản ánh trung thực chất lượng hàng hóa đang bảo quản. Thơng qua cơng tác xuất đổi hàng luân phiên hằng năm, ngành DTNN đã góp phần quan trọng trong công tác tham gia điều tiết quan hệ cung - cầu của thị trường đối với nhiều loại hàng hóa, nhất là lương thực và một số vật tư, thiết bị quan trọng khác.

Tóm lại: Hoạt động nghiệp vụ của Cục DTNN khu vực bao gồm những

nhiệm vụ có tính chất quản lý NN đồng thời với rất nhiều hoạt động đặc thù như mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng hóa DTQG theo kế hoạch khơng vì mục đích lợi nhuận nên có thể coi hoạt động của Cục DTNN khu vực tương đồng với hoạt động của doanh nghiệp cơng ích. Vì vậy, có thể coi Cục DTNN khu vực là cơ quan

hành chính sự nghiệp đặc thù

2.1.2.4. Kết quả hoạt động của Cục DTNN khu vực Hà Nội giai đoạn 2016-2018 2018

Cục DTNN khu vực Hà Nội là đơn vị có địa bàn hoạt động trải rộng trên nhiều quận, huyện của hai tỉnh (Thành phố Hà Nội và Tỉnh Hịa Bình), kho tàng nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng kho đa phần đã xuống cấp, cần được tu sửa lại, trình độ chun mơn nghiệp vụ của số đông CBCC trong những năm vừa qua tuy đã được nâng lên một bước, nhưng năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức chưa đồng đều, tình hình đơn vị tiếp tục được củng cố một bước nhưng chưa thực sự là một đơn vị mạnh về mọi mặt. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của một đơn vị dự trữ đóng trên địa bàn Thủ đơ, cùng với sự đồng thuận, nhất trí cao trong tập thể Lãnh đạo và các tổ chức, đồn thể; nhiều hoạt động của Cục đã có sự thay đổi về chất và các hoạt động đã đi vào chiều sâu.

a. Công tác Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ * Nhập hàng hóa DTQG:

- Mua lương thực:

Trong 3 năm (2016-2018), Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội được Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao nhiệm vụ mua tăng dự trữ quốc gia 30.000 tấn gạo theo phương thức đấu thầu và 9.000 tấn thóc theo phương thức mua rộng rãi, trực tiếp của mọi đối tượng. Đơn vị đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện cơng tác mua lương thực theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Kết quả: Đơn vị hoàn thành nhập kho được 30.000 tấn gạo và 9.000 tấn thóc.

- Nhập hàng cứu hộ, cứu nạn:

Cục DTNN khu vực Hà Nội đã nhập 45 chiếc xuồng, 50 máy bơm chữa cháy, 450 chiếc bè cứu sinh nhẹ và 12.000 chiếc phao tròn cứu sinh.

* Xuất hàng hóa DTQG:

- Bán thóc: Cục DTNN khu vực Hà Nội bán 9.000 tấn thóc

- Bán gạo: Cục DTNN khu vực Hà Nội bán 6.000 tấn gạo nhập kho, theo phương thức bán đấu giá, Cục đã lựa chọn đơn vị có chức năng để tổ chức bán đấu giá

- Xuất gạo hỗ trợ: Cuc DTNN khu vực Hà Nội xuất gần 10 tấn gạo hỗ trợ cho học sinh, hỗ trợ nhân dân và hỗ trợ phát triển rừng. Đơn vị đã hoàn thành việc vận chuyển và giao, nhận toàn bộ số lượng gạo nêu trên cho các địa phương như n Bái, Hịa Bình, Tun Quang

- Xuất vật tư thiết bị: Cục DTNN khu vực Hà Nội xuất cấp trang thiết bị phục vụ cơng tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Xuồng các loại 15 bộ; Nhà bạt các loại 750 bộ; Phao tròn cứu sinh 30.000 chiếc; Phao áo cứu sinh 20000 chiếc; Bè cứu sinh nhẹ 200 chiếc; Máy bơm nước chữa cháy 45 bộ; Thiết bị khoan, cắt 06 bộ.

b. Cơng tác phịng chống lụt bão, an ninh bảo vệ, PCCC

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy của Cục DTNN khu vực Hà Nội đã tổ chức tập huấn diễn tập phương án chữa cháy và phân công việc theo dõi, đôn đốc cán bộ công chức thực hiện tốt các yêu cầu của cơng tác phịng chống lụt bão, PCCC.

c. Công tác Kỹ thuật bảo quản

Công tác bảo quản ban đầu được thực hiện đúng quy trình, chất lượng hàng hóa trước khi nhập kho được kiểm tra theo đúng quy chuẩn hàng hóa DTQG. Cơng tác bảo quản hàng thóc, gạo DTQG lưu kho tại các chi cục được kiểm tra, duy trì thường xuyên, đều đặn; phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh trong q trình bảo quản.

Cơng tác bảo quản hàng kim loại, hàng vật tư cứu hộ, cứu nạn (xuồng, phao tròn, phao bè, phao áo, nhà bạt) được duy trì thường xuyên, định kỳ; phát hiện và xử lý kịp thời diễn biến về chất lượng trong quá trình bảo quản. Đảm bảo chất lượng hàng hóa ln an tồn, khi xuất có thể sử dụng được ngay.

d. Cơng tác Tài chính kế tốn

Trong cơng tác quản lý, sử dụng vốn, phí, kinh phí có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị; hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ thanh quyết toán mua, bán, xuất hàng dự trữ đúng quy định của Ngành.

Quản lý kinh phí trong hoạt động mua, bán hàng hóa DTQG: Cục đã ln sâu sát với hoạt động của các đơn vị cơ sở, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những sai

sót. Vì vậy, đơn vị khơng có tình trạng vi phạm các qui định quản lý tài chính. Thực hiện cơng khai phân bổ, giao dự toán, quyết toán đã được phê duyệt và cơng khai tình hình mua sắm tài sản, thanh lý tài sản, quản lý, sử dụng quỹ cơ quan theo quy định hiện hành.

Công tác sửa chữa kho tàng: Đơn vị nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu kỹ

thuật, đảm bảo chất lượng của cơng trình, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.

e. Cơng tác Tổ chức Hành chính

Kiện toàn tổ chức cán bộ: Thực hiện việc quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo thuộc diện Cục quản lý, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ để hoàn thiện và phát triển khi có nhu cầu. Cơng tác quản lý, sử dụng CBCC, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ thực hiện đúng quy định.

- Thực hiện có hiệu quả cơng tác luân chuyển cán bộ, công tác định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cơng chức chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, đúng chế độ.

- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng và cấp chi cục giai đoạn 2016 – 2021 là 49 CBCC, giai đoạn 2021 – 2026 là 65 CBCC. Bổ nhiệm 06 CBCC, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo 05 CBCC.

- Công tác Lao động tiền lương đã đi vào nề nếp. Ước thực hiện tổng quỹ lương năm 2018 là 23.475.688.532 đồng, nâng chuyển loại công chức đối với CBCC đủ điều kiện theo quy định, trang cấp bảo hộ lao động trong đơn vị đảm bảo tính đồng bộ và đúng chế độ quy định.

- Công tác Bảo hiểm xã hội đã đáp ứng được những yêu cầu và quyền lợi của CBCC. Ước quỹ nộp BHXH năm 2018 khoảng 4.387.917.927 đồng, việc giải quyết chế độ nghỉ hưu cho CBCC, các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, tai nạn lao động đảm bảo tối đa quyền lợi CBCC và đúng chế độ quy định.

- Công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Tiếp tục thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCC đối với từng chức danh, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu quản lý và chuyển đổi cơ cấu hàng dự trữ trong tình hình hiện nay. Năm 2018, Cục

đã cử 99 lượt CBCC tham gia các khóa ĐTBD do Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính hoặc các cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức.

- Công tác Công nghệ thông tin: Nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào quản lý, điều hành hoạt động trong toàn Cục, Lãnh đạo Cục đã chú trọng và hết sức quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, thực hiện nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của Tổng cục trong công tác ứng dụng CNTT.

f. Công tác Thi đua khen thưởng

Đảng ủy và Lãnh đạo Cục luôn coi trọng và tập trung chỉ đạo, phổ biến tuyên truyền Luật Thi đua khen thưởng. Từng bước đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong tình hình mới.

2.2. Khái quát về nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

2.2.1. Tổng quan về nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)