Một số kiến nghị nhằm bảo đảm việc hoàn thiện công tác quản trị NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 97 - 105)

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

- Kiến nghị với Bộ Tài chính:

+ Dựa trên cơ sở bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các bộ Luật: Luật Dự trữ, Luật cán bộ công chức, Luật phòng chống tham nhũng ... đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, Bộ Tài chính với tư cách là Bộ chủ quản rà soát lại tất cả các văn bản đã ban hành để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nhà nước đối với cán bộ công chức ngành Dự trữ.

+ Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, chiến lược phát triển nhân lực của ngành. Tiếp tục đổi mới các chính sách: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, chính sách luân chuyển điều động cán bộ...

+ Phân cấp mạnh cho ngành Dự trữ, tổ chức bộ máy quản lý theo 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu. Kiện toàn bộ máy tổ chức các cấp, sắp xếp lại chức danh với ngạch bậc công chức theo chức năng nhiệm vụ đảm nhiệm.

-Kiến nghị với Tổng cục Dự trữ Nhà nước:

+ Hoàn thiện quy trình tuyển dụng công chức, thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng hàng năm và các điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển.

+ Xây dựng bộ tiêu chí thống nhất, chi tiết có định tính và định lượng làm căn cứ để đánh giá phân loại đối với từng công chức.

+ Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn ngành, kế hoạch đào tạo cán bộ Dự trữ hàng năm; quản lý thống nhất công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành.

bộ toàn ngành. Tham mưu cho Tổng cục Trưởng trong việc cử cán bộ đi học trong và ngoài nước theo quy hoạch, kế hoạch.

+ Rà soát và ban hành các quy định, quy chế về đào tạo: Quy chế phân cấp đào tạo, tiêu chuẩn cử cán bộ đi học trong và ngoài nước.

+ Chú trọng về chất lượng công tác quản lý biên chế, tuyển dụng và sử dụng ngạch công chức. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm biên chế được giao trên cơ sở hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch; xây dựng, ban hành định mức lao động phù hợp với thực tế quản lý; thực hiện có hiệu quả công tác tinh giản biên chế.

-Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội

+ Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện, đường truyền viễn thông, bãi đỗ xe, kho chứa hàng hóa... cho các Chi cục trực thuộc Cục

+ Tổ chức các hội nghị đối thoại có sự tham gia của Cục

KẾT LUẬN

Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực phức tạp và đầy khó khăn, nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, xã hội, đạo đức và thậm chí cả dân tộc học. Đây là một môn khoa học nhưng đồng thời là một nghệ thuật – Nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, mà đã là nghệ thuật thì không phải ai cũng có khả năng áp dụng được. Chính vì vậy mà cho đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học và quản lý trên thế giới vẫn đang dày công tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các phương pháp quản trị nguồn nhân lực mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu quản lý trong từng giai đoạn phát triển.

Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà nội đã trả qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ, công chức của Cục đã lớn mạnh về mọi mặt, trung thành với Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, kiên định vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong bối cảnh, tình hình mới của cải cách hành chính, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ quản lý và điều hành; khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, cứu đói, cứu trợ, viên trợ, tham gia bình ổn giá cả thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết khác của Nhà nước... đội ngũ cán bộ, công chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội không thể không thường xuyên rèn luyện, học tập năng cao trình độ nghiệp vụ, giữ vững đạo đức phẩm chất phụng sự nhân dân. Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “ Quản trị nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội” làm luận văn Thạc sỹ. Luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

- Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các khái niệm liên quan đến nhân lực, công tác quản trị nguồn nhân lực, đi sâu phân tích các nội dung của quản trị nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực.

- Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội; đánh giá về những ưu điểm, kết quả đạt được; chỉ ra những tồn tại cần phải khắc phục, nguyên nhân chủ quan, khách quan của các tồn tại, hạn chế.

- Trên cở sở các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong điều kiện kinh tế hội nhập.

Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào thực tế công tác quản lý NNL của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, mặc dù đã có nhiều cố gắng vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu khảo sát và qua thực tế trực tiếp công tác Ngành Dự trữ Nhà nước, nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên Bản luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các cán bộ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà nội, các phòng ban chức năng tạo điều kiện bố trí thời gian, cung cấp số liệu, tư liệu để học tập, nâng cao trình độ và thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của trường Đại học Ngoại thương và cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài này.

1. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 29-NQ/TW về nội dung Đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 2013

2. Bộ Nội vụ, Thông tư số 05/2013/TT-BNV: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số

36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu

ngạch công chức, 2013

3. Bộ Tài chính, Thông tư số 33/2014/TT-BTC ngày 14/3/2014 hướng dẫn thực hiện

chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia, 2014

4. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, Kinh tế nguồnnhân lực, NXB ĐH Kinh Tế

Quốc Dân, 2008

5. Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà nội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2016

và chương trình công tác năm 2017, 2016

6. Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà nội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017

và chương trình công tác năm 2018, 2017

7. Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà nội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2018

và chương trình công tác năm 2019, 2018

8. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trìnhQuản trị nhân lực, NXB

Lao động - Xã hội, 2012

9. Trần Kim Dung, Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Thống kê, 2010

10. Nguyễn Thanh Hội, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 2010

11. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, TS. Đoàn Thị Thu Hà, Giáo trình khoa học quản lý

- NXB Khoa học kỹ thuật, 2002

12. Đoàn Khải, Nguồn lực con người trong qúa trình CNH, HĐH ở Việt Nam,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

13. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An, Quản trị nguồn nhân lực.

NXB Thống kê, 2006

14. Quốc Hội, Luật Cán bộ công chức, 2008

15. Quốc Hội, Luật Dự trữ Quốc gia, 2012

16. Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, NXB Lao động - Xã hội, 2007

17. Hà Nhật Thăng, Đào tạo nhân tài - vấn đề cấp thiết của chiến lược giáo dục

thời kỳ CNH, HĐH, Tạp chí Giáo dục số 269, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2011

18. Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2018 về

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách

CBCC trong tổ chức, đơn vị, 2018

19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, 2009

20. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 về việc phê

duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020, 2012

21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011

Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, 2011

22. Trịnh Việt Tiến (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội), “Đổi mới chính sách tiền

lương tạo động lực làm việc cho CBCC: Một số vấn đề trao đổi”, Tạp chí Tài chính,

tháng 8 năm 2018.

23. Phạm Đức Toàn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ, “Xây dựng khung năng

lực cho vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 9/2018

24. Tổng cục Dân số, dân số Việt Nam tại địa chỉ: https://danso.org/viet-

nam/Nguồn: https://danso.org/viet-nam/#bang

25. Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng quan Ngành Dự trữ Quốc gia tại địa chỉ:

http://gdsr.mof.gov.vn/noidung/gioithieu/Lists/GioiThieu/View_Detail.aspx?ItemID=

26. Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh dự trữ quốc gia-số 17/2004/PL-

UBTVQH11 ngày 29/4/2004, 2004

27. Vịnh, Ngô Doãn Vịnh, Bàn về sử dụng các chỉ tiêu phân tich, đánh giá chất

lượng nhân lực Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7, NXB Thống kê, Hà Nội,

BẢNG KHẢO SÁT

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ NỘI

Để phục vụ cho đề tài Luận văn thạc sỹ “Quản trị nguồn nhân lực tại Cục

Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội”, tác giả rất mong nhận được những ý kiến khảo

sát một cách trung thực của các anh/chị về các vấn đề mà tác giả đưa ra trong bảng hỏi. Tác giả xin cam đoan những thông tin của anh/chị sẽ được bảo mật, kết quả của khảo sát sẽ chỉ phục vụ cho mục đích hoàn thiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Các anh/chị vui lòng đánh giá các tiêu chí theo 5 mức độ từ 1 đến 5. Trong đó:

Mức 1: Không quan trọng / Đồng tình Mức 4: Quan trọng/Đồng tình

Mức 2: Ít quan trọng/ Đồng tình Mức 5. Rất quan trọng/Đồng tình

Mức 3: Tương đối quan trọng/ Đồng tình

STT Chỉ tiêu Mức độ đồng tình với các yếu tố

1 2 3 4 5

1. Công tác phân tích công việc

1.1

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có Bản mô tả công việc rõ ràng, chi tiết về các trách nhiệm, nhiệm vụ cần phải thực hiện cho từng chức danh công việc

1.2

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có đưa ra các yêu cầu của công việc đối với người thực hiện rõ ràng, đầy đủ.

1.3

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, đầy đủ cho từng chức danh công việc làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện công việc

2 Hoạt động đào tạo

2.1 Anh/chị hài lòng với công tác đào tạo nguồn

nhân lực đang triển khai.

2.2 Đối tượng được cử đi đào tạo là phù hợp

2.3 CBCC được tham gia đầy đủ các khóa huấn

luyện cần thiết để làm việc hiệu quả.

2.4 Kiến thức, kĩ năng được đào tạo phù hợp và

2.6 Kết quả thực hiện công việc được cải thiện rất nhiều sau đào tạo

3 Tiền lương

3.1 Hài lòng với thu nhập hiện tại

3.2 Được xét tăng lương đúng quy định

3.3 Tiền lương đảm bảo công bằng

4 Tiền thưởng

4.1 Các khoản thưởng được phân chia công bằng

dựa trên kết quả thực hiện công việc

4.2 Luôn khen thưởng cho các thành tích xuất

sắc

4.3 Khen thưởng có tác dụng khuyến khích cao

4.4 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội đánh

giá đúng những đóng góp của CBCC

4.5 Hài lòng với mức thưởng nhận được

5 Công tác phúc lợi

5.1 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội quan

tâm đến đời sống CBCC

5.2 Hiểu rõ về các khoản phúc lợi đang được

nhận

5.3 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội đóng

đầy đủ BHXH, BHYT

5.4 Hình thức phúc lợi đa dạng, phù hợp nhu cầu

5.5 Hài lòng với chính sách phúc lợi

6 Công tác đánh giá thực hiện công việc

6.1

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc mà Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội đang áp dụng là thích hợp

6.2 Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc phù hợp

6.3 Đánh giá thực hiện chính xác, công bằng

6.4 Tiêu chí đánh giá thực hiện công việc rõ ràng

6.6 Kết quả đánh giá phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 97 - 105)