.Tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 48 - 50)

* Tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Mức độ hứng thú, tập trung chú ý nhằm so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng, phân loại các đối tượng của trẻ trước và trong khi chơi.

+ Mức độ 1: Trẻ tập trung chú ý cao độ để lắng nghe yêu cầu của giáo viên, hứng thú so sánh các đối tượng trong suốt quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ chú ý để lắng nghe yêu cầu của giáo viên, hứng thú so sánh, khảo sát đối tượng khoảng 2/3 thời gian trong quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ lắng nghe yêu cầu của giáo viên nhưng không thường xuyên, hứng thú, khảo sát đối tượng khoảng 1/2 thời gian trong quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

- Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng cách thức so sánh, sử dụng hợp lý các giác quan để so sánh phát hiện các dấu hiệu đặc trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) đến phân loại các đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng so sánh trong q trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC tốn học.

+ Mức độ 1: Trẻ biết SS tổng thể trước, sau đó chủ động hướng tri giác nhìn theo các dấu hiệu cụ thể của đối tượng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm…) theo một trình tự nhất định. Chủ động phối hợp sử dụng hợp lý các giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn đạt rõ ràng, đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng so sánh chính xác đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng so sánh. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ biết so sánh tổng thể trước, sau đó hướng tri giác nhìn theo các đối tượng động hướng tri giác nhìn theo các dấu hiệu cụ thể của đối tượng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm …) theo một trình tự nhất định. Biết sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn đạt được phần lớn các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng đến so sánh được phần lớn các đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ không hướng tri giác tới các dấu hiệu cụ thể thuộc của đối tượng theo một trình tự nhất định. Trẻ chủ yếu sử dụng mắt để khảo sát đối tượng, chưa sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn được các dấu hiệu đặc trưng trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) của đối tượng, phân loại chưa rõ ràng các đối tượng với nhau. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Chỉ sử dụng mắt để khảo sát đối tượng và không nhận biết và diễn đạt được các dấu hiệu đặc trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) của các đối tượng đối tượng -> không phân loại được các đối tượng (1 điểm)

- Tiêu chí 3: Tốc độ và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ so sánh của trẻ trong khi chơi. (Tiêu chí này được được thể hiện ở phụ lục 2)

+ Mức độ 1: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ, thành thục, không mắc lỗi. Trẻ độc lập thực hiện nhiệm vụ so sánh ngay khi giáo viên phổ biến sử dụng ĐD, ĐC toán học. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ vừa phải, đôi khi mắc lỗi. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh khi tham gia vào sử dụng ĐD, ĐC toán học. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ chậm, hay mắc lỗi. Cô và bạn thường xuyên giúp đỡ và gợi ý trẻ khi tham gia vào sử dụng ĐD, ĐC toán học. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ không thực hiện được nhiệm vụ so sánh trong quá trình chơi ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cơ và bạn. (1 điểm)

* Thang đánh giá

Dựa vào thang đo khoảng (Interval Scale) điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm.

- Mức độ tương đối cao: Trẻ đạt được từ 12 đến 16 điểm. - Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm.

- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm. - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 – 4 điểm.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)