Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 2 đến tháng 5/2021

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 46)

B. NỘI DUNG

2.4. Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 2 đến tháng 5/2021

2.5. Phương pháp điều tra

➢ Phương pháp 1: Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu hỏi (Phụ lục 1) để điều tra những vấn đề liên quan đến đề tại nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực trạng việc thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phiếu câu hỏi bao gồm 3 phần: Phần 1 – Thông tin cá nhân và cách hướng dẫn sử dụng phiếu điều tra, Phần 2 – Phần nội dung điều tra, Phần 3 – Kết thúc điều tra.

Phần 2 bao gồm bộ câu hỏi đã được tác giả lựa chọn phù hợp với mục đích khảo sát, với nhiều loại câu hỏi: Câu hỏi mở, câu hỏi đóng, điền vào chỗ trống… (xem phụ lục 1). Câu hỏi mở có chức năng làm rõ câu hỏi đóng và mọi phương án trong câu hỏi mởi đều có thể được chọn để giúp chúng tôi đánh giá sát thực sự hiểu biết của GV. Các câu hỏi được sắp xếp như sau:

- Câu 1 và câu 2: nhằm làm rõ nhận thức của GV về khái niệm SS và thành phần tâm lý của KNSS.

- Câu 3 và câu 5: Làm rõ nhận thức của GV về thiết kế ĐD, ĐC toán học, hướng thiết kế và các nguyên tắc khi thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi.

- Câu 6 đến câu 11: số lượng, mức độ, mục đích, vai trị SS, nguồn ĐD, ĐC và các nguyên tắc khi thiết kế ĐD, ĐC toán học phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi.

- Câu 12: Nhằm điều tra quy trình thiết kế ĐD, ĐC tốn học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Câu 13 và câu 14: nhằm điều tra những khó khăn, thuận lợi, đề xuất và kiến nghị của GV khi thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi.

- Câu 15:nhằm lắng nghe, làm rõ những kiến nghị, đề xuất của GV về điều kiện thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi.

➢ Phương pháp 2: Quan sát

Tiến hành QS, dự giờ trực tiếp các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề của trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nhằm ghi chép đầy đủ các biện pháp, các ĐD, ĐC toán học mà GV thiết kế cũng như mức độ phát triển KNSS của trẻ 5-6 tuổi.

➢ Phương pháp 3: Thực nghiệm

Sử dụng 5 bộ ĐD, ĐC để điều tra mức độ phát triển KNSS của trẻ. ➢ Phương pháp 4: Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu thực tiễn được tính tốn và xử lý bằng toán thống kê trên phần mềm SPSS. Các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mơ tả và thống kê suy luận.

2.6.Tiêu chí và thang đánh giá * Tiêu chí: * Tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Mức độ hứng thú, tập trung chú ý nhằm so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng, phân loại các đối tượng của trẻ trước và trong khi chơi.

+ Mức độ 1: Trẻ tập trung chú ý cao độ để lắng nghe yêu cầu của giáo viên, hứng thú so sánh các đối tượng trong suốt quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ chú ý để lắng nghe yêu cầu của giáo viên, hứng thú so sánh, khảo sát đối tượng khoảng 2/3 thời gian trong quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ lắng nghe yêu cầu của giáo viên nhưng không thường xuyên, hứng thú, khảo sát đối tượng khoảng 1/2 thời gian trong quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

- Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng cách thức so sánh, sử dụng hợp lý các giác quan để so sánh phát hiện các dấu hiệu đặc trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) đến phân loại các đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng so sánh trong quá trình tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học.

+ Mức độ 1: Trẻ biết SS tổng thể trước, sau đó chủ động hướng tri giác nhìn theo các dấu hiệu cụ thể của đối tượng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm…) theo một trình tự nhất định. Chủ động phối hợp sử dụng hợp lý các giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn đạt rõ ràng, đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng so sánh chính xác đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng so sánh. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ biết so sánh tổng thể trước, sau đó hướng tri giác nhìn theo các đối tượng động hướng tri giác nhìn theo các dấu hiệu cụ thể của đối tượng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm …) theo một trình tự nhất định. Biết sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn đạt được phần lớn các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng đến so sánh được phần lớn các đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ không hướng tri giác tới các dấu hiệu cụ thể thuộc của đối tượng theo một trình tự nhất định. Trẻ chủ yếu sử dụng mắt để khảo sát đối tượng, chưa sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng, nhận biết và diễn được các dấu hiệu đặc trưng trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) của đối tượng, phân loại chưa rõ ràng các đối tượng với nhau. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Chỉ sử dụng mắt để khảo sát đối tượng và không nhận biết và diễn đạt được các dấu hiệu đặc trưng (màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, đặc điểm) của các đối tượng đối tượng -> không phân loại được các đối tượng (1 điểm)

- Tiêu chí 3: Tốc độ và mức độ độc lập thực hiện nhiệm vụ so sánh của trẻ trong khi chơi. (Tiêu chí này được được thể hiện ở phụ lục 2)

+ Mức độ 1: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ, thành thục, không mắc lỗi. Trẻ độc lập thực hiện nhiệm vụ so sánh ngay khi giáo viên phổ biến sử dụng ĐD, ĐC toán học. (4 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ vừa phải, đôi khi mắc lỗi. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh khi tham gia vào sử dụng ĐD, ĐC toán học. (3 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ so sánh với tốc độ chậm, hay mắc lỗi. Cô và bạn thường xuyên giúp đỡ và gợi ý trẻ khi tham gia vào sử dụng ĐD, ĐC toán học. (2 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ không thực hiện được nhiệm vụ so sánh trong q trình chơi ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cơ và bạn. (1 điểm)

* Thang đánh giá

Dựa vào thang đo khoảng (Interval Scale) điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm.

- Mức độ tương đối cao: Trẻ đạt được từ 12 đến 16 điểm. - Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm.

- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm. - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 – 4 điểm.

2.7.Kết quả thực trạng

2.7.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế đồ dùng,

đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi

* Đôi nét về đối tượng điều tra:

Trong 40 giáo viên điều tra, 100% số GV đều đang trực tiếp phụ trách các lớp MG 5 – 6 tuổi và đều có trình độ chun mơn đạt chuẩn theo u cầu của bậc học GDMN. Trong đó, có 22 GV có trình độ đại học, 18 GV có trình độ cao đẳng. Đa số GVMN thuộc diện điều tra đều có thâm niên nhiều năm cơng tác, phụ trách lớp MG 5 – 6 tuổi

Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chun mơn của GV

Kinh nghiệm, trình độ chun mơn Số lượng

(N=40) Tỉ lệ % * Về trình độ chun mơn - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 22 18 0 55 45 0 * Về thâm niên giảng dạy tại lớp 5 – 6 tuổi

- Trên 15 năm - Từ 10 – 15 năm - Từ 5 – 10 năm - Dưới 5 năm 14 11 8 7 35 27,5 20 17,5

Kết quả khảo sát trên cho thấy 100 % số GV được khảo sát ở trên đều có trình độ đạt chuẩn GVMN (cao đẳng) trở lên. Không chỉ vậy, bên cạnh các cơ giáo trẻ vẫn có rất nhiều GV (35%) có nhiều kinh nghiệm lâu năm. Có 27,5 % số GV chủ nhiệm các lớp được điều tra có thâm niên dạy ở độ tuổi này từ 10 đến 15 năm và 20 % số GV có thâm niên từ 5 – 10 năm dạy lớp 5 – 6 tuổi. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là khó khăn cho việc phát triển KNSS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thơng qua ĐD, ĐC tốn học. Thuận lợi

là vì những giáo viên này vốn có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm – sinh lý trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi cũng như khả năng xử lý tình huống sư phạm tương đối tốt, khéo léo. Tuy nhiên, nếu như GV không sáng tạo, thiết kế ra ĐD, ĐC toán học hướng đến phát triển KNSS thì việc tiếp thu tốn học ở trẻ sẽ mang tính thụ động, rập khn, những GV ấy sẽ nặng nề về dạy trẻ các kiến thức toán học theo kiểu truyền thống của chương trình cải cách, nghĩa là dạy trẻ tiếp nhận kiến thức một chiều từ cơ đến trẻ, ít chú ý đến việc phát triển KNSS cho trẻ.

* Nhận thức của GV về khái niệm SS

Bảng 2.2: Thống kê ý kiến của giáo viên về vấn đề SS

STT

Nội dung ý kiến

(n = 40)

SL %

1 SS là sử dụng mắt để tìm hiểu đối tượng. 8 20

2

SS cần phải sử dụng đến các phương tiện bao gồm: vật thật, phương tiện mô phỏng, tranh ảnh và biểu tượng.

17 42,5

3 SS là tri giác đối tượng có tổ chức, có mục đích,

có kế hoạch. 5 12,5

Kết quả bảng trên cho thấy chỉ 42,5% số GV MN là có hiểu biết khá rõ ràng về vấn đề SS. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn khá đơng số GV cho rằng SS là sử dụng mắt (20%) hay SS là tri giác đối tượng có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch. (12,5%). Với nhận thức như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển KNSS cho trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả.

Bảng 2.3. Thống kê ý kiến của giáo viên về thành phần tâm lý của KNSS STT Thành phần tâm lý của KNSS SL (n=40) % 1 Tri giác 23 57,5 2 Chú ý 30 75 3 Trí nhớ 22 55 4 Tư duy 36 90 5 Tưởng tượng 18 45 6 Ngôn ngữ 40 100 7 Xúc cảm, tình cảm 31 77,5 8 Thành phần cơ bản khác 0 0

SS là một hoạt động tâm lý nhận thức phức tạp với sự tham gia của nhiều thành phần tâm lý, trong đó thành phần tri giác là thành phần khơng thể thiếu và đóng vai trị rất quan trọng. Qua bảng 2.3 chúng ta thấy 100% GV đều xác định đúng khi đều cho rằng ngôn ngữ là một trong những thành phần kinh tế của KNSS. Bên cạnh đó các yếu tố tâm lý của KNSS như: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm cũng chưa được GV nhận thức đầy đủ và chính xác. Chính nhận thức khơng trọn vẹn này dẫn đến việc định hướng và tổ chức các hoạt động nhằm phát triển KNSS cho trẻ sẽ không được hiệu quả.

* Kết quả điều tra nhận thức của GV về thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi :

Bảng 2.4. Cách thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Cách thiết kế đồ chơi Số lượng (n=40) Tỉ lệ (%)

1 Tự nhiên 23 57.5

2 Mở, linh hoạt 17 42.5

3 Cách khác 0 0

Qua bảng 2.4 cho thấy cách thiết kế ĐD, ĐC chủ yếu theo hướng tự nhiên (57.5%).Nghĩa là ĐD, ĐC không được đặt ở dạng chưa hồn thiện hay có hướng gợi ý để trẻ tiếp tục chinh phục, hoàn thành sản phẩm. Như: domino bỏ ngăn kéo, tranh treo tường; loto đặt trong hộp, hình hình học chắp ghép bỏ tủ… 42.5% ĐD, ĐC được trình bày, sắp xếp ở hướng mở, linh hoạt như: tranh ghép tương ứng còn dang dỡ; điền đối tượng tiếp theo vào qui luật sắp xếp; domino xếp trên bàn ở dạng chưa hoàn thành…Việc thiết kế ĐD, ĐC ở dạng mở linh hoạt mang lại cho trẻ được nhiều môi trường trải nghiệm và thao tác, tuy nhiên việc thiết kế này được GV thực hiện chưa nhiều. Do đó trẻ khơng trực tiếp thấy tình huống cần giải quyết. Ngồi ra tơi nhận thấy ĐD, ĐC ít được thay đổi, điều này ảnh hưởng đến tâm lý nhàm chán do sự quen thuộc ít mới lạ của ĐD, ĐC gây ra.

Bảng 2.5. Nguyên tắc khi thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN

STT CÁC NGUYÊN TẮC SL TỈ LỆ %

1 Đảm bảo tính mục đích 0 0

2 Đảm bảo tính vừa sức 0 0

3 Đảm bảo tính hấp dẫn 0 0

4 Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện,

hoàn cảnh thực tiễn của lớp.

0 0

Theo bảng trên thì 100 % GV đã nắm được và hiểu được các nguyên tắc khi thiết kế ĐD, ĐC toán học phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi, việc tuân thủ theo các nguyên tắc trên tạo điều kiện cho GV thiết kế ĐD, ĐC tốn học có hiệu quả cao hơn, khả năng linh hoạt khi sử dụng ĐD, ĐC toán học cũng cao hơn khi tiến hành hoạt động. Chính điều đó, hiệu quả việc sử dụng ĐD, ĐC tốn học khơng chỉ phát triển KNSS mà còn cung cấp các BTTH cho trẻ ở trường MN. Việc tuân thủ theo các nguyên tắc giúp cho trẻ phát triển KNSS, các thao tác trí tuệ, năng lực tư duy, tạo cho trẻ hứng thú qua hoạt động làm quen với tốn thơng qua việc sử dụng ĐD, ĐC toán học.

*Khảo sát mức độ, số lượng, mục đích khi thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi:

Bảng 2.6. Mức độ thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6

STT MỨC ĐỘ THIẾT KẾ ĐD, ĐC

TOÁN HỌC SL %

1 Thường xuyên 18 45

2 Thỉnh thoảng 22 55

3 Không bao giờ 0 0

Kết quả thể hiện ở bảng 2.6 cho thấy, đa phần GV đã thường xuyên thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Số GV thường xuyên thiết kế ĐD, ĐC toán học chiếm 45 %.

Chiếm tới 55% GV chỉ thỉnh thoảng thiết kế ĐD, ĐC toán học vào việc phát triển KNSS cho trẻ, theo họ thì khơng nên lạm dụng sử dụng q nhiều ĐD, ĐC trong việc phát triển KNSS cho trẻ. Họ cũng cho rằng, việc thiết kế ĐD, ĐC toán học, ngay cả những ĐD, ĐC tốn học có sẵn cũng khơng đơn giản, bởi nó địi hỏi phải có sự phù hợp với đặc điểm riêng của từng lứa tuổi, với điều kiện vật chất của trường MN và với nội dụng bài học cũng như hứng thú chơi của trẻ… Nhưng theo tơi, với cách lí giải như vậy phần nhiều vì nguyên nhân chủ quan của GV (GV còn thiếu năng lực, khung thời gian

bố trí việc sử dụng ĐD, ĐC tốn học khơng hợp lí và GV cịn thiếu sự linh hoạt khi vận dụng ĐD, ĐC toán học trong các hoạt động của trẻ…). Vì vậy, việc thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ chưa được GV chú trọng điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, hứng thú của trẻ.

Bảng 2.7. Khảo sát ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ

STT Số lượng đồ chơi Số lượng (n = 40) %

1 Rất đủ 4 10

2 Đủ 6 15

3 Trung bình 18 45

4 Thiếu 9 22,5

5 Rất thiếu 3 7,5

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy GV (78%) cho rằng ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ cịn ở mức trung bình, thiếu và rất thiếu. Theo như trao đổi và quan sát thì tơi thấy rằng, ĐD, ĐC tốn học nhằm phát triển KNSS cho trẻ cịn ít. Hầu hết các trường đầu tư đồ chơi vào các hoạt động âm nhạc, tạo hình, vận động, … cịn ĐC tốn học chỉ là các thẻ lô tô chữ số, hộp bộ đồ dùng giúp trẻ làm quen với tốn theo chủ đề, ... Cịn lại ĐD, ĐC toán học khác hầu hết là GV tự tạo, tuy nhiên hiệu quả, tính đa năng, linh hoạt của các ĐD, ĐC ấy chưa cao. Bên cạnh đó chúng tơi thấy, GV chưa thực sự khai

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)