Chiếc cân thăng bằng:

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 71 - 76)

2.7 .Kết quả thực trạng

3.4. Một số đồ dùng, đồ chơi toán học đã thiết kế nhằm phát triển khả năng

3.4.1. Chiếc cân thăng bằng:

Hình ảnh minh họa

Dấu hiệu SS: số lượng, màu sắc, hình dạng, kích thước.

a. Mục đích

Phát triển KNSS cho trẻ, củng cố các BTTH cho trẻ như: số lượng trong phạm vi 10, màu sắc, số lượng, hình dạng, kích thước.

b. Tìm kiếm ý tưởng: Tuy tốn học là một mơn học khó nhưng lại rất thú vị với

trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số, các hình khối đến với trẻ. Dạy tốn cho trẻ khơng có nghĩa là bạn viết ra những cơng thức tính tốn khơ khan mà bạn nên tạo những trị chơi vui nhộn để thu hút trẻ hơn. Nhận thấy sự hứng thú của trẻ khi được tự tay thực hiện tính tốn, tự tay chạm vào các hình khối và gọi tên các màu sắc sau đó so sánh chúng, tơi suy nghĩ và cho rằng mình nên thiết kế một bộ đồ chơi mà đồng thời cùng một lúc trẻ có thể thực hiện được các thao tác và phát triển được các BTTH cũng như phát triển khả năng so sánh cho trẻ. Từ đó tơi đã thiết kế ra bộ đồ chơi “Chiếc cân thằng bằng” nhằm củng cố cho trẻ các biểu tượng về số, số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước,.... và đem lại hiệu quả về phát triển KNSS.

c. Phát thảo: phát thảo ra cách chơi theo các mức độ.

Cách chơi

- Mức độ 1: Trẻ chọn ra các đối tượng bất kì giống về màu sắc và có thể giống

nhóm đối tượng lên hai bên cán cân. Quan sát cán cân dịch chuyển và tiến hành so sánh xem nhóm bên nào nặng hơn bên nào nhẹ hơn.

Ví dụ: một bên là nhóm đối tượng có màu đỏ và một bên là nhóm đối tượng có

màu xanh trời.

Hình ảnh minh họa

- Mức độ 2: Cô đặt lên một bên cân đối tượng có màu sắc, kích thước, hình dạng và số lượng bất kì. Nhiệm vụ của trẻ là tìm và đặt lên đầu cân cịn lại các đối tượng bất kì (khơng giới hạn số lượng) sao cho hai bên cân trở về vị trí cân bằng.

- Mức độ 3: Trẻ chọn những đối tượng cùng loại nhưng khác nhau về kích thước đặt lên cân. Số lượng đối tượng của hai bên là bằng nhau. Trẻ quan sát và so sánh xem nếu cùng một đối tượng, cùng một số lượng nhưng khác nhau về kích thước thì liệu khi cân chúng có bằng nhau hay bên nào sẽ nặng hơn, bên nào sẽ nhẹ hơn? Đưa ra dự đoán và kết luận khi cân.

Hình ảnh minh họa

- Mức độ 4: Cơ đưa ra 2 thẻ số và các dấu >, <, =. Nhiệm vụ của trẻ là chọn các

đối tượng cùng loại, có cùng kích thước và đúng số lượng trên thẻ số yêu cầu đặt lên hai bên cân. Sau khi cân trẻ so sánh xem bên nào nặng hơn bên nhau nhẹ hơn hay bằng nhau và chọn dấu đặt tương ứng dưới thẻ số.

Hình ảnh minh họa

d. Chuẩn bị: gỗ, đinh, dĩa nhựa, dây, thẻ số, thẻ dấu > < =, các đối tượng có hình

dạng - kích thước - màu sắc,…

e. Tiến hành thiết kế

* Làm cân:

Bước 1: Cắt hai thanh gỗ dài có kích thước dài 50cm, rộng 3cm và dày 1,5cm. và 1 miếng gỗ hình chữ nhật làm đế.

Bước 2: Dùng đinh đóng cố định 1 thanh gỗ với miếng gỗ hình chữ nhật. Thanh gỗ còn lại dùng khoan khoan một lỗ ở giữa sao cho khoảng cách 2 bên bằng nhau và dùng đinh gắn vào thanh gỗ kia, điều chỉnh ốc vít ở giữa sao cho hai bên thanh gỗ có thể di chuyển lên xuống.

Bước 3: Dùng hai chiếc dĩa nhựa và dây để làm bàn cân hai bên, điều chỉnh sao cho khoảng cách hai bên cân đối và cân ở vị trí cân bằng.

* Chọn đối tượng: chọn các đối tượng bất kì giống và khác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc,… số lượng không giới hạn.

f. Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)