Sự phát triển khả năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 31)

B. NỘI DUNG

1.3. Lí luận về sự phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5–6 tuổi

1.3.3. Sự phát triển khả năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi

Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo nói chung cũng như trẻ 5-6 tuổi nói riêng khơng ngừng phát triển, phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, vào môi trường hoạt động và sự giáo dục của người lớn.Q trình phát triển đó trải qua các giai đoạn, các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

Một số tác giả cho rằng trong độ tuổi mẫu giáo, có thể chia mức độ so sánh của trẻ thành 2 cấp độ cơ bản là:

- Cấp độ thấp: Trẻ so sánh mức độ sơ đẳng: sự so sánh chủ yếu được tiến hành dựa

trên các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng về màu sắc, kích thước... Trẻ chưa phân tách được dấu hiệu bản chất của mỗi hiện tượng, sự vật và chưa biết tiến hành so sánh các đối tượng dựa trên các dấu hiệu này.

-Cấp độ cao: Trẻ sử dụng phối hợp các thao tác tư duy để so sánh, trẻ có thể đối

chiếu những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật, hiện tượng.

Mặt khác, so sánh bao giờ cũng cần sử dụng phương tiện so sánh. Do vậy, mức độ phát triển khả năng so sánh cũng được đánh giá một phần bởi phương tiện được sử dụng để tiến hành so sánh. Theo đó, tương ứng với 4 loại phương tiện so sánh thì có 4 mức

độ so sánh là:

+ Mức độ 1: So sánh sử dụng vật thật: So sánh bằng phương tiện vật thật về cơ

bản là rất phù hợp với tư duy trực quan hành động của trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, tình trạng trẻ phụ thuộc vào việc sử dụng vật thật, thao tác trực tiếp với các vật đó sẽ gây cản trở cho q trình trừu tượng hóa cũng như cản trở việc hình thành các “khái niệm” mang tính bản chất ở trẻ. Trẻ khó phân tách được các dấu hiệu bản chất ra khỏi một tập hợp bao gồm hàng loạt các đặc điểm, thuộc tính khác nhau của cùng một vật. Do vậy, q trình so sánh có thể bị phân tán, dấu hiệu, chi tiết so sánh trở nên vụn vặt. Vì vậy, việc so sánh của trẻ trở nên khó khăn hơn.

+ Mức độ 2: So sánh sử dụng phương tiện mơ phỏng như: mơ hình, đồ chơi, các sản

phẩm ghép, nặn...Vì các phương tiện mơ phỏng thường mang tính đặc trưng - tức đã có sự chọn lọc một số đặc điểm, thuộc tính cơ bản và lược đi các dấu hiệu khơng cơ bản nên q trình trẻ sử dụng các phương tiện này để so sánh sẽ dễ dàng hơn. Trẻ dễ dàng phát hiện ra những cặp thuộc tính - đặc điểm mang tính tương đồng hoặc khác biệt giữa 2 hay nhiều đối tượng. Chính vì thế các phương tiện mơ phỏng này đóng vai trị là các vật định

hướng cho quá trình so sánh của trẻ. Tuy nhiên, so sánh dựa trên phương tiện mô phỏng

vẫn là lối so sánh theo cấp độ tư duy trực quan hình tượng, chưa góp phần thúc sự phát triển tư duy của trẻ lên hình thức tư duy cao hơn là tư duy lơgic.

+ Mức độ 3: So sánh sử dụng tranh, ảnh: các phương tiện này có tác dụng giúp

gợi lại trí nhớ, khiến trẻ liên tưởng đến các thuộc tính có thật của đối tượng được miêu tả trong tranh, ảnh. Việc sử dụng tranh, ảnh để so sánh sẽ góp phần giúp q trình tư duy của trẻ thốt ly khỏi sự phụ thuộc vào đồ vật, đồ chơi; đồng thời kích thích trí nhớ của trẻ, trẻ tích cực liên tưởng, hồi tưởng lại để tìm ra “nguyên liệu” so sánh, tức tư duy tái tạo của trẻ phát triển. Hành động so sánh dựa trên kết quả tư duy tái tạo đó sẽ được chính xác hơn.

+ Mức độ 4: So sánh sử dụng biểu tượng: Việc so sánh bằng biểu tượng- tức

sử dụng các kí hiệu tượng trưng hoặc lời nói - là mức độ so sánh cao nhất.

Mức độ phát triển khả năng so sánh của trẻ còn căn cứ vào phạm vi số lượng đối tượng trẻ cần so sánh. Khi đó, mức độ so sánh sẽ phức tạp dần theo hướng tăng dần số

lượng đối tượng cần so sánh và tiến đến việc so sánh giữa các nhóm đối tượng với nhau theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Các mức độ so sánh căn cứ vào số lượng đối tượng so sánh

Mức độ 1 So sánh giữa 2 đối tượng đơn lẻ

Mức độ 2 So sánh đồng thời nhiều đối tượng

Mức độ 3 So sánh giữa 1 đối tượng đơn lẻ với 1 nhóm đối tượng

Mức độ 4 So sánh giữa 2 nhóm đối tượng

Các nhà tâm lí giáo dục như X.L Rubinstêin, N.G Cuscốp, S.I Ganêlin, A.N Mensinxkaia...cho rằng trẻ nhỏ chưa biết sử dụng thao tác so sánh. Trẻ dễ nhận ra những cái khác nhau nhanh hơn là những cái giống nhau và trẻ vẫn còn mắc rất nhiều lỗi trong q trình đó. Đứng trước hai sự vật, trẻ thường kể ra những dấu hiệu khác nhau nhất giữa chúng, nhưng hoàn toàn chưa biết so sánh chúng với nhau.

Đối với lứa tuổi nhà trẻ, rất nhiều tác giả đánh giá trẻ lứa tuổi này vẫn chủ yếu so sánh ở cấp độ thấp. A.G Côvaliốp, A.A Xtêpanốp cho rằng “Nếu đứa trẻ lên 1 tuổi đã biết phân biệt người này với người kia, phân biệt màu sắc của các đồ chơi, âm thanh của giọng nói thì thao tác so sánh địi hỏi phải nắm được ngơn ngữ và chỉ có thể tiến hành tương đối ở tất cả trẻ em từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi” [44] và mức độ so sánh của trẻ vẫn chủ yếu là ở cấp độ thấp.

Theo nhà giáo dục Piaget J thì đến giai đoạn 4-5 tuổi, nếu người lớn chú ý dạy trẻ các cách tư duy, trong đó có cách so sánh thì trẻ có khả năng so sánh, đối chiếu những dấu hiệu chung và bản chất của các sự vật, hiện tượng - tức là đạt mức so sánh ở cấp độ cao [50, trang 44]. Tác giả Daparơgiét cũng cho rằng trẻ 5 tuổi đã có thể so sánh, đối chiếu các đối tượng cụ thể với nhau để tìm ra các đặc điểm giống nhau, khác nhau đặc trưng của các đối tượng so sánh.

Một số tác giả với đại diện là A.A Liublinxkaia cho rằng việc so sánh bằng biểu tượng- tức bằng lời nói - một cách có hiệu quả chỉ được thực hiện tốt ở lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ 5-6 tuổi đã tích lũy được vốn biểu tượng tương đối hồn chỉnh về những đối tượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả các đối tượng đã được làm quen thông qua các hoạt động trên lớp. Mặt khác, ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này cũng đạt đến một trình độ nhất định, ngơn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển, trẻ có khả năng nắm - hiểu và sử dụng được một số lượng đáng kể các mẫu câu cơ bản cũng như một số khái niệm tốn học đơn giản như: tên gọi các hình, các khối hình, cạnh, góc... Do đó, nếu nhiệm vụ so sánh bằng biểu tượng được đưa ra phù hợp với trình độ ngơn ngữ và kinh nghiệm của trẻ thì trẻ vẫn có thể thực hiện so sánh bằng lới nói một cách có hiệu quả.

Bên cạnh đó, mặc dù trẻ 5-6 tuổi đã hồn tồn có thể thực hiện so sánh ở mức độ cao, tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nhưng quá trình sử dụng thao tác so sánh của trẻ lứa tuổi này vẫn chưa tránh khỏi các hạn chế nhất định như: trẻ chủ yếu so sánh dựa trên phương tiện là vật thật, tranh ảnh, vật mô phỏng hơn là so sánh

bằng biểu tượng; trẻ phần lớn tập trung vào các đặc điểm bên ngồi khơng đặc trưng của đối tượng...

Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các mức độ phát triển khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo, chúng ta có thể định hướng phát triển khả năng này cho trẻ theo các hướng như sau: mở rộng phạm vi đối tượng so sánh, tăng dần số lượng dấu hiệu cần định hướng trong quá trình so sánh; giảm dần hành động so sánh bằng vật thật, tranh, vật mơ phỏng, thay thế (hành động so sánh mang tính vật chất bên ngoài) nhằm tăng dần việc thực hiện nhiệm vụ so sánh bằng lời (sử dụng biểu tượng để so sánh).

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)