Thực trạng mức độ phát triển khả năng so sánh trên đồ dùng, đồ

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 61 - 65)

2.7 .Kết quả thực trạng

2.7.2. Thực trạng mức độ phát triển khả năng so sánh trên đồ dùng, đồ

học của trẻ 5-6 tuổi

2.7.2.1. Cách tiến hành khảo sát

- Dự một số hoạt động làm quen với toán của GVMN dạy lớp MG 5 – 6 tuổi. - Trò chuyện với trẻ để hiểu thêm về đặc điểm nhận thức của từng trẻ.

- Sử dụng 5 bộ ĐD, ĐC toán học để đo mức độ KNSS của trẻ 5-6 tuổi

2.7.2.2. Kết quả điều tra mức độ KNSS của trẻ thơng qua ĐD, ĐC tốn học

Dựa vào tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng ở mục 2.6, kết hợp với thang đánh giá được quy đổi cụ thể số điểm, chúng tôi tiến hành điều tra và đánh giá mức độ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua ĐD, ĐC toán học tại trường MN:

Bảng 2.13: MĐ phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua ĐD, ĐC tốn học

Số lượng

trẻ

MĐ PHÁT TRIỂN KNSS CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA ĐD, ĐC TỐN HỌC MĐ cao MĐ tương đối cao MĐ TB MĐ tương đối thấp MĐ thấp 50 SL % SL % SL % SL % SL % 4 8 7 14 20 40 10 20 9 18

Sự chênh lệch giữa các mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc sử dụng ĐD, ĐC toán học được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. MĐ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc thao tác ĐD, ĐC tốn học

Thơng qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, KNSS của trẻ đạt MĐ cao là khá thấp với số lượng là 4 trẻ (chiếm 8%). Đây là những trẻ có biểu hiện như sau: Trẻ tập trung chú ý cao độ để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú SS và thao tác với ĐD, ĐC một cách tích cực từ đầu đến cuối quá trình chơi; Chủ động phối hợp sử dụng hợp lý các giác quan để khảo sát đối tượng và nhận ra, diễn đạt một cách rõ ràng, đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng, của đối tượng; Trẻ độc lập thực hiện nhiệm vụ SS với tốc độ nhanh ngay khi GV phổ biến cách hoạt động, sử dụng ĐD, ĐC. Khi tham gia TC thì hầu hết tất cả những trẻ này không bị chi phối bởi: màu sắc, kích thước, tên gọi, và khơng gian sắp xếp giữa các đối tượng, ngược lại tất cả những trẻ này đều biết dựa vào những dấu hiệu này để thực hiện nhiệm vụ SS.

KNSS của trẻ trong thao tác ĐD, ĐC toán học do GV tổ chức đạt MĐ tương đối cao là 7 trẻ chiếm 14%. Khi thao tác với ĐD,ĐC hầu hết tất cả những trẻ này ít bị chi phối và biết dựa vào những dấu hiệu này (màu sắc, kích thước, tên gọi, và không gian sắp xếp giữa các đối tượng) để thực hiện nhiệm vụ SS. Những trẻ này thường: chú ý để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú SS 2/3 khoảng thời gian khảo sát đối tượng; biết

0 5 10 15 20 25 30 35 40

MĐ cao MĐ tương đối cao

MĐ TB MĐ tương đối thấp

MĐ thấp

sử dụng nhiều giác quan để khảo sát đối tượng và nhận ra, nói được phần lớn các dấu hiệu đặc trưng, của đối tượng, diễn đạt rõ ràng các dấu hiệu đó; trẻ thực hiện nhiệm vụ SS với tốc độ vừa phải trên cơ sở có sự gợi ý của GV và bạn.

Số trẻ KNSS đạt MĐ TB chiếm tỷ lệ khá cao 20 (40%) trẻ. Những trẻ này có biểu hiện sau: Trẻ lắng nghe yêu cầu của GV nhưng không thường xuyên, hứng thú SS 1/2 thời gian khảo sát đối tượng; Trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên; Khi thực hiện nhiệm vụ SS, những trẻ này thường bị chi phối bởi: màu sắc, kích thước, tên gọi, và khơng gian sắp xếp giữa các đối tượng, diễn đạt chưa rõ ràng các dấu hiệu SS. Trẻ thực hiện nhiệm vụ SS với tốc độ chậm trên cơ sở có sự giúp đỡ của cô và các bạn.

Số lượng trẻ đạt MĐ tương đối thấp trong quá trình thao tác với ĐD, ĐC cũng chiếm một tỷ lệ tương đối nhiều là 10 trẻ chiếm 20%. Những trẻ này qua SS có thể thấy được trẻ có biểu hiện: Trẻ nghe yêu cầu của giáo viên nhưng không hào hứng thực hiện nhiệm vụ, khảo sát đối tượng khoảng 1/3 thời gian trong quá trình thao tác với ĐD, ĐC toán học, bỏ dở chơi giữa chừng.

Số trẻ KNSS đạt MĐ thấp trong quá trình thao tác với ĐD, ĐC chiếm 9 trẻ (18%). Những trẻ này qua SS có thể thấy được trẻ có biểu hiện: Trẻ thờ ơ, khơng chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu nào của giáo viên.

Với những trẻ này GV nên quan tâm nhiều hơn và có thể thường xun trị chuyện, quan sát để xem ngun nhân vì sao trẻ khơng tích cực tham gia vào hoạt động. Từ đó GV có hướng điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hứng thú, kích thích hoạt động của trẻ đó để nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cho trẻ nói chung và nhằm phát triển KNSS nói riêng. Bên cạnh đó những trẻ đạt MĐ cao cũng nói lên một điều rằng: Trẻ ở lứa tuổi này cũng rất thích thú khi thao tác, sử dụng ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS. Điều quan trọng là chúng ta phải làm gì để kích thích trẻ tích cực hơn trong lúc cho trẻ thao tác với ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tơi đã đưa ra được các tiêu chí và thang đánh giá. Tơi đã điều tra trên giáo viên (phiếu hỏi) về thực trạng thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi và điều tra trên trẻ về mức độ phát triển KNSS thơng quaĐD, ĐC tốn học cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi rút ra một số kết luận như sau:

Kết quả khảo sát đo mức độ KNSS của trẻ là không đồng đều, mức chênh lệch điểm số giữa các nhóm là khá cao. Theo tơi, ngun nhân chính dẫn đến thực trạng như vậy một phần lớn do GV MN chưa thực sự chú trọng việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động dạy trẻ phát triển KNSS sao cho có hiệu quả, trình độ chun mơn của nhiều GV còn hạn chế. Hơn nữa nhiều GV còn lúng túng với việc đánh giá mức độ phát triển KNSS của trẻ trong các hoạt động.

Hiện nay, các GVMN nhìn chung đã nhận thức được khá đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như mặt thuận lợi và khó khăn về việc thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi. Nhưng bên cạnh đó, cách thức thiết kế và sử dụng ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi của GVMN hiện nay còn nhiều hạn chế, đa số GV sử dụng các ĐD, ĐC tốn học đã có sẵn. Chính vì vậy mà hiệu quả việc sử dụng ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi còn chưa cao.

Thông qua kết quả điều tra thực trạng mức độ phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy, MĐ KNSS của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN hiện nay còn chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng trẻ đông, lượng công việc 1 ngày của giáo viên quá nhiều, GV chưa được bồi dưỡng về việc thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5-6 tuổi. Bên cạnh đó GVMN chưa thực sự linh hoạt trong việc thiết kế ĐD, ĐC toán học, hạn chế về kĩ năng thiết kế ĐD, ĐC toán học, chưa thực sự quan tâm tới tính tích cực của trẻ, cũng như nhu cầu nhận thức của trẻ. Do đó mà mục đích thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi của phần đa GV còn sơ sài, chưa đạt hiệu quả cao.

Những kết luận trên đây, chính là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để tơi làm căn cứ trong q trình thiết kế ĐD, ĐC phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TOÁN HỌC

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)