Yếu tố về tính tích cực hoạt động của trẻ

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 35 - 36)

B. NỘI DUNG

1.3. Lí luận về sự phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5–6 tuổi

1.3.4.4. Yếu tố về tính tích cực hoạt động của trẻ

Trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Những kinh nghiệm, tri thức của trẻ phải là sản phẩm của chính hành động trực tiếp của trẻ với môi trường xung quanh. Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, có vai trị quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người nói chung và trẻ MG nói riêng. Việc lấy trẻ làm trung tâm, ln coi trẻ là chủ thể tích cực trong hoạt động của chúng và nhà giáo dục tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho việc trẻ bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúng thích và chúng nghĩ. Đó là một ngun tắc cơ bản mang tính định hướng quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non nói chung.

Theo “Lý thuyết hoạt động” của A.N. Leonchiev thì nhân cách của con người

trong đó có trẻ em mầm non chỉ hình thành trong hoạt động và thơng qua hoạt động. Sự phát triển của trẻ em là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi một giai đoạn lại có một hoạt động chủ đạo mang nét đặc thù riêng ở lứa tuổi đó. Chỉ trong q trình hoạt động tích cực thì con người nói chung và trẻ em nói riêng mới có thể hiểu được và hiểu đúng những quy luật của thế giới xung quanh và trên cơ sở đó mới có thể biến đổi và cải tạo nó. GV cần chủ động, linh hoạt, tạo cơ hội cho trẻ được tự thực hành, trải nghiệm các kĩ năng sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm và thảo luận để đưa ra những kết luận cho thích hợp với tình huống của hoạt động cụ thể.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)