Về phía nhà trường

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 85 - 87)

B. NỘI DUNG

3.5.1. Về phía nhà trường

* Ban giám hiệu

- Nhận thức đúng đắn vai trò của việc phát triển KNSS cho trẻ, tiếp cận và chỉ đạo kịp thời những đổi mới trong chương trình giáo dục trẻ MN.

- Tăng cường đề xuất đến các GV thiết kế nhiều ĐD, ĐC toán học cho các lớp.

* Điều kiện vật chất

Không gian cho trẻ hoạt động với ĐD, ĐC toán học cần rộng rãi, thuận tiện, đảm bảo an toàn, vệ sinh, đủ ánh sáng, yên tĩnh, tránh xa góc ồn ào và có thể chia thành các góc nhỏ để tạo ranh giới nếu trẻ thích chơi theo nhóm nhỏ, một mình, tùy theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ.

- Giáo viên thiết kế các ĐD, ĐC toán học với các BT đa dạng và sinh động để phục vụ cho việc hình thành BTTH chính xác cho trẻ, và phát triển được KNSS cho trẻ một cách tốt nhất. GV cần thiết kế những bộ ĐD, ĐC toán học có hình thức đẹp, hình ảnh đặc trưng, đa năng mang tính khái quát về các BTTH để trẻ có thể thực hiện được các kỹ năng quan sát, đối chiếu, phân nhóm, liên hệ,… đặc biệt là trẻ phát triển KNSS.

- ĐD, ĐC toán học được sắp xếp vào nơi quy định, tạo trạng thái mở đề kích thích hứng thú SS của trẻ, vừa tầm mắt trẻ, thuận tiện để trẻ sử dụng và đảm bảo an toàn cho trẻ. ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ nên thường xuyên thay đổi về mặt nội dung và hình thức các BT thật sinh động tùy vào mức độ nhận thức của trẻ về các BTTH.

- Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá của trẻ.

*Đội ngũ giáo viên

+ Trong quá trình giáo dục trẻ, GV đóng vai trò là người chủ đạo, là thang đỡ cho trẻ. Không có GV định hướng, trẻ không thể hoạt động theo mục đích giáo dục. Do vậy, có thể khẳng định GV có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. ĐD, ĐC toán học được sử dụng trong hoạt động làm quen với toán

giúp trẻ phát triển KNSS có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của GV.

+ Khi thiết kế ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi phải nắm được yêu cầu, mục đích, nội dung giáo dục cùng với khả năng hoạt động, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, KNSS của trẻ ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ để chọn và xác định cách thức sử dụng ĐD, ĐC toán học một cách phù hợp. - Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán, trẻ được thao tác với ĐD, ĐC nhằm phát triển KNSS, GV cần tạo sự hợp tác giữa GV với trẻ, giữa trẻ với trẻ. GV giúp trẻ thao tác, hoạt động với ĐD, ĐC toán học theo đúng mục đích, nội dung muốn hướng tới. Tạo sự hứng thú cho trẻ, tuy nhiên tránh gò ép, áp đặt trẻ.

- Hướng dẫn trẻ hoạt động với ĐD, ĐC toán học cần phù hợp với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi, tạo ra các tình huống tích cực và sáng tạo ở trẻ. GV cũng cần chú ý dành thời gian thỏa đáng để mọi trẻ có thể tham gia vào việc thao tác với các ĐD, ĐC toán học. Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại với ĐD, ĐC cùng một nội dung bài học, hoặc một trò chơi sẽ gây ra cho trẻ sự nhàm chán, mất hứng thú, vì vậy GV cần phải linh hoạt trong việc giảng dạy trẻ.

- Khi theo dõi và đánh giá quá trình trẻ thao tác với ĐD, ĐC toán học: GV cần hiểu trẻ để cung cấp các kiến thức một cách chính xác, khi trẻ hoạt động cần chú ý QS để kịp thời can thiệp trong các tình huống trẻ gặp khó khăn, quan trọng là giúp trẻ phát triển được KNSS, khai thác được ưu và nhược điểm của trẻ trong quá trình SS.

- Khi trẻ hoạt động với các ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS ở trẻ thì GV cần trao đổi với trẻ về việc thực hiện các hành động thực hành một cách độc lập và có ý thức: lấy, cầm đồ vật bằng tay phải, xếp đặt chúng theo yêu cầu, nhiệm vụ, sau khi sử dụng xong phải cất chúng đúng nơi quy định.

GVMN là những người trực tiếp triển khai các biện pháp tổ chức cho trẻ tham gia thao tác với ĐD ĐC nhằm phát triển KNSS. Do đó để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các biện pháp đó thì bản thân GV cần có các điều kiện sau:

- Khi thiết kế ĐD, ĐC cần chú trọng đến cách chơi nhằm giúp trẻ phát triển KNSS cho trẻ.

- Cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của từng trẻ trong lớp.

- Có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm cần thiết. - Có sự nhiệt tình, lòng yêu nghề, mến trẻ.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. - Có sự sáng tạo và tinh thần học hỏi.

- Có khả năng phối hợp với gia đình, nhà trường trong suốt quá trình giáo dục nhằm thống nhất mục đích, nội dung giáo dục để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất cho trẻ.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)