Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong quá trình phát triển kỹ năng so sánh

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 39)

B. NỘI DUNG

1.4.4. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong quá trình phát triển kỹ năng so sánh

ĐD, ĐC dạy học – đó là nguồn thu nhận thông tin về nội dung học tập, ĐD, ĐC dạy học cho trẻ những kiến thức toán học ban đầu nói riêng và ĐD, ĐC dạy học nói chung ở trường mầm non bao gồm:

a) Các vật thật: Các vật thật, các sản phẩm nhân tạo…chúng có khả năng mô tả những dấu hiệu, mỗi liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

b) Các phương tiện mô tả bằng hình ảnh: các mô hình, tranh, ảnh, sơ đồ; tài liệu nghe nhìn: phim, bằng ghi âm…Sự mô tả các sự vật, hiện tượng thực tiễn qua các tài liệu trực quan dạng này phần nào có sự biến dạng và trửu tượng hóa một bước. Để nhận thức được chúng, trẻ phải huy động trí tưởng tượng với một mức độ nhất định.

c) Các phương tiện mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn, vở bài tập, phiểu học tập…, lời nói của giá viên và trẻ.

Xuất phát từ tính chất hai mặt của quá trình dạy học, nhà giáo dục A.P. Uxova đã phân loại ĐD, ĐC dạy học thành hai nhóm theo giáo viên và của trẻ. Nhóm 1: Gồm những ĐD, ĐC dành cho giáo viên, nó được đặc trưng ở chỗ người lớn chủ yếu tiến hành dạy và học với sự tham gia của lời nói. Nhóm 2: Gồm những ĐD, ĐC dạy học giúp cho những tác động dạy học tời trẻ như: Các học cụ và trò chơi học tập được thiết kế trên cơ sở có tính đến những nhiệm vụ dạy học, phù hợp với tình trực quan và các hoạt động thực hành của trẻ.

1.4.4. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong quá trình phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)