B. NỘI DUNG
1.4.4.2. Những yêu cầu đối với đồ dùng đồ chơi toán học cho trẻ 5–6 tuổi
- Việc thiết kế ĐD, ĐC toán học phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KNSS, dựa vào đặc điểm, nội dung hình thành biểu tượng toán học học sơ đẳng của trẻ MG 5-6 tuổi. Ngoài ra, còn phải xuất phát từ mức độ KNSS cũng như đặc điểm cá nhân của trẻ. Đảm bảo cho trẻ phát triển KNSS dưới hình thức vui chơi tự do, tự nguyện một cách thoải mái nhất.
- Khi thiết kế ĐD, ĐC toán học nhằm phát triển KNSS cho trẻ chúng ta cần dựa các giai đoạn của quá trình SS, dựa vào các dấu hiệu nhận biết như: kích thước dài-ngắn; kích thước to-nhỏ; không gian sắp xếp đối tượng; so sánh 2 đối tượng, 3 đối tượng…nhằm giúp trẻ phát triển KNSS
- Khi thiết kế ĐD, ĐC toán học cần có sự đa dạng về nội dung, đa dạng hình thức chơi nhằm hướng tới phát triển KNSS cho trẻ đáp ứng các quy luật tâm lí của trẻ.
- Nhiệm vụ SS, hành động SS và luật chơi của ĐD, ĐC toán học phải rõ ràng, dễ hiểu, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, mang tính linh hoạt cao của ĐD, ĐC toán học, nhờ đó trẻ có thể tự chơi, tự luyện tập nhớ đó mà khả năng SS phát triển theo nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Các ĐD, ĐC toán học nhằm luyện tập khả năng SS phải dễ nhớ, dễ hiểu từ nhiệm vụ chơi – nhiệm vụ SS, hành động chơi – hành động SS đến luật chơi, từ đó trẻ có thể dễ dàng thực hiện được vai trò, cũng như nhiệm vụ SS của mình khi tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học.
- ĐD, ĐC toán học cần được thiết kế theo hướng mở với các mức độ SS khác nhau, tùy thuộc vào khả năng từng trẻ (nhóm trẻ) và những thời điểm khác nhau trong quá trình trẻ tham gia sử dụng ĐD, ĐC toán học.
- ĐD, ĐC toán học được thiết kế cần phải dễ tổ chức, phù hợp với những điều kiện, cơ sở vật chất của trường - lớp và địa phương.