Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5–6 tuổi\

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 32 - 34)

B. NỘI DUNG

1.3. Lí luận về sự phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5–6 tuổi

1.3.4.2. Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5–6 tuổi\

Trong sự phát triển tâm lý của trẻ MN và sự phát triển nhận thức thì KNSS là một yêu cầu hết sức cơ bản. Nhờ vào KNSS, các quá trình tâm lý - nhận thức sẽ thực sự tích cực và hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNSS của trẻ lứa tuổi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình nhận thức mà cịn đóng vai trị quan trọng trong q trình SS của trẻ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các yếu tố cơ bản trước hết đó là sự ảnh hưởng của các q trình tâm lí ở trẻ em. Bao gồm các yếu tố sau:

• Khả năng tri giác

Tri giác được coi là thành phần cơ bản của hoạt động SS. Để SS tốt trước hết trẻ phải có khả năng tri giác. Khả năng tri giác thể hiện ở tính chủ định của tri giác và khả năng sử dụng phối hợp các giác quan một cách hợp lí trong q trình SS. Trong q trình SS, trẻ tích cực huy động và phối hợp các kiểu, loại tri giác khác nhau như tri giác: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ, tri giác nếm, ngửi...Cao hơn nữa là trẻ biết phân tích, tư duy, phân loại, khái qt hóa trong q trình SS. Để có thể SS tốt trước hết trẻ em phải được giữ gìn các giác quan “Khơng có các giác quan này khơng thể tri giác, không thể SS”

Ở trẻ 5 - 6 tuổi có thể nói tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả SS đạt được ngày càng cao thể hiện ở việc phát hiện đầy đủ, chính xác các dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng SS.

• Chú ý

Chú ý được coi là cơ sở cho sự tiếp nhận thông tin ban đầu để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau của quá trình nhận thức: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa...Đến 5 - 6 tuổi thì sự chú ý đã có sự tập trung và bền vững hơn. Nếu thiếu sự tập trung chú ý thì khơng có SS và tạo thành kết quả. Để có thể giải quyết mục đích, nhiệm vụ của SS và nhanh chóng tìm ra những đặc điểm; dấu hiệu đặc trưng; phát hiện ra những điểm giống và khác nhau, những điểm mới lạ của đối tượng SS thì trẻ cần tập trung chú ý cao độ và biết phân phối sự chú ý một cách hợp lý, đồng thời nỗ lực; duy trì sự chú ý của mình cho đến khi đạt được mục đích.

• Trí nhớ

Trí nhớ là q trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người. Nó giúp ta giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể

học tập và phát triển trí tuệ của mình. Trẻ 5 - 6 tuổi, khả năng ghi nhớ ngày càng có tính chủ định hơn nhiều so với lứa tuổi bé hơn, trẻ thường nhớ sâu sắc hơn đối với những gì mà chúng quan tâm, gây hứng thú hay gợi cho chúng những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc.

Trong SS không thể thiếu được sự tham gia của trí nhớ. Khi SS bất kì sự thay đổi và phát triển của đối tượng, trẻ sử dụng trí nhớ huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy được trong hoạt động khám phá về đối tượng đã từng diễn ra. Đồng thời trong quá trình SS trẻ cũng phải thường xuyên sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm trẻ đã có vào việc so sánh các đối tượng với nhau hoặc khái quát hóa những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của đối tượng SS.

• Tư duy

Tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi đã được phát triển lên từ tư duy trực quan hình tượng thành tư duy trực quan - sơ đồ và tư duy logic. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Hoạt động tư duy này có ảnh hưởng lớn và định hướng cho q trình SS. Nhờ có tư duy trẻ dễ dàng sắp xếp thứ tự SS đối tượng theo một trình tự nhất định, SS từ tổng thể đến chi tiết, SS từ đơn giản đến phức tạp.

• Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng. Trẻ 5 - 6 tuổi, trí tưởng tượng có thể dựa vào những đối tượng không giống nhau. Khi tiếp xúc với đối tượng, trẻ có sự liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng đã SS trước đó. Cùng với sự tái hiện những hình ảnh đã trơng thấy và những hình ảnh đang diễn ra trước mắt, q trình SS của trẻ nhờ đó mà trở nên dễ dàng hơn. Sự liên hệ giữa biểu tượng cũ và biểu tượng mới sẽ giúp trẻ có được hình ảnh đầy đủ, trọn vẹn về đối tượng SS.

• Ngơn ngữ

Đối với SS, ngơn ngữ càng trở nên hết sức cần thiết. Ngôn ngữ mạch lạc phát triển ở cuối tuổi MG thể hiện một trình độ phát triển tương đối cao khơng những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy. Ngôn ngữ tham gia vào việc xác định nhiệm vụ và mục đích của SS. Ngơn ngữ giúp cho quá trình SS đạt hiệu quả cao hơn. Nó là phương tiện để gọi tên, diễn tả các bộ phận, các đặc điểm, các thuộc tính của đối tượng

SS. Ngơn ngữ giúp cho trẻ xác định được phương hướng, nhiệm vụ và tính tích cực hoạt động trong q trình SS từ đó giúp cho q trình này đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)