Cơ sở khoa học của việc thiết kế ĐD,ĐC toán học nhằm phát triển

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 67 - 69)

2.7 .Kết quả thực trạng

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế ĐD,ĐC toán học nhằm phát triển

KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi

Để lên kế hoạch làm ĐD, ĐC toán nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi, giáo viên cần căn cứ theo:

- Căn cứ vào mục tiêu của phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua ĐD, ĐC

toán học.

Mục tiêu phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua ĐD, ĐC tốn học thể hiện qua các nhiệm vụ giáo dục sau:

+ Hệ thống hóa và xác định biểu tượng chung. Trong quá trình SS trẻ sẽ ghi nhớ và học được những kiến thức sơ đẳng về các BTTH.

+ Khơi gợi hứng thú, động cơ nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia chơi. Phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác, hoạt động cùng nhau trong nhóm, tập thể.

- Căn cứ vào nội dung hình thành BTTH cho trẻ: Như trong chương 1 (1.5) đã trình

bày.

- Căn cứ vào đặc điểm, các dấu hiệu SS: Các dấu hiệu như: Màu sắc, không gian

sắp xếp: xa – gần, trên – dưới, trước – sau, trong – ngồi, phải – trái…, kích thước (to – nhỏ, dài – ngắn, cao – thấp, rộng – hẹp), hình dạng, đặc điểm, tính chất, tên gọi…

- Căn cứ vào đặc điểm KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi: Như trong chương 1 (mục 1.3.1) - Căn cứ vào tình hình địa phương, trường lớp: nguyên liệu tại Đà Nẵng, tại khu vực gần trường mầm non có rất nhiều nguyên vật liệu dễ tìm, đa dạng và phong phú như: sỏi, đá, vỏ ốc, lá cây, bìa catton, bìa mơ hình, xốp màu,…

- Căn cứ vào thực trạng:

Mọi nghiên cứu khoa học giáo dục đều mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục. Muốn làm được điều đó, các cơng trình nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Việc thiết kế ĐD, ĐC tốn học nói chung cần dựa trên thực tiễn văn hóa – kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả điều tra thực trạng, đề tài nghiên cứu đưa ra những biện pháp, cách thức cải thiện và nâng cao thực trạng. Với kết quả tìm hiểu thực trạng ở chương 2 cho thấy, hiệu quả phát triển KNSS của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN tại TP Đà Nẵng chưa cao và chưa đồng đều. Giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lên ý tưởng và khó khăn để có kỹ năng thiết kế và sử dụng ĐD, ĐC tốn học. Chính vì vậy việc lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu có sẵn, phong phú của địa phương để phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc làm ĐD, ĐC toán nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi thích hợp với nội dung đã lựa chọn chưa phát huy hiệu quả. Các ĐD, ĐC toán học mà các cơ thiết kế thường mang tính chất trưng bày, hiệu quả và chức năng chưa cao. Đồ dùng đồ chơi của trẻ nói chung và đồ dùng đồ chơi tồn học nói riêng cần có cấu trúc đơn giản, linh hoạt, đa năng, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, bền, rẻ, an toàn cho trẻ khi sử dụng. Các ĐD, ĐC toán nhằm phát triển KNSS cho trẻ 5 – 6 tuổi cần thể hiện tính mở, dễ dàng thay đổi linh hoạt, đa năng và phát huy tối đa được sự tư duy, sự vận dụng các giác quan.

Một phần của tài liệu Thiết kế đồ dùng, đồ chơi toán học nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)