7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục huyện Tây Giang
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Tây Giang Giang
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với nước CHDCND Lào, phía bắc giáp các huyện Alưới và huyện Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang. Cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 180km, được tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ.
Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nước bạn Lào, với tổng chiều dài đường biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%0; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%, dân tộc Kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07% (năm 2019 theo tiêu chi tiếp cận đa chiều).
Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm trong danh sách nhóm 1 gồm 56 huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Tây Giang là địa phương miền núi đi đầu của tỉnh Quảng Nam về sắp xếp lại các khu dân cư gắn với quy hoạch phát triển vùng sản xuất, chăn nuôi.
2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội
Theo báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội-quốc phòng, an ninh năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, về tình hình kinh tế- xã hội như sau:
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính năm 2019 (theo giá so sánh 2010) là 141.177 triệu đồng, tăng 14,75% so với năm 2018, đạt 106,70% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
- Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt 181.413 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2018, đạt 103,33% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2019 ước đạt 184.881 triệu đồng, tăng 12,02% so với năm 2018, đạt 98,44% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 22,35 triệu đồng, tăng 0,22% so với năm 2018, đạt 100,20 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
- Tổng diện tích gieo trồng: 3.015,8 ha/2.976 ha, đạt 101,34% so với Nghị quyết HĐND năm 2019. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.039,48 tấn/4.103,4 tấn, đạt 98,44% Nghị quyết HĐND năm 2019.
- Diện tích cây Cao su đưa vào khai thác mủ: 397,82 ha, sản lượng mủ khô thu hoạch được là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dược liệu là 179,26 ha/190 ha, đạt 94,37% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019.
- Toàn huyện có 130 khu chăn nuôi tập trung, tăng 11 khu so với cùng kỳ năm 2018. Tổng đàn gia súc: 9.976 con/13.000 con; tổng số gia cầm: 30.770 con/21.000 con.
- Tổng diện tích rừng tự nhiên đưa vào thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ là 57.623,23 ha.
- Tổng diện tích keo trồng mới ước đạt 654,3 ha/500 ha, đạt 130,86% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019. Trong năm 2019 nhân dân khai thác keo với diện tích ước khoảng 450 ha, sản lượng đạt 50-55 tấn/ha.
- Tổng số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện là đạt tỷ lệ 97%. - Trong năm 2019, lồng ghép nhiều nguồn vốn đã triển khai được 21.000m kiên cố hoá mặt đường, bê tông hoá giao thông nông thôn, đạt 168% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND.
- Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2019 là 280.290,85 triệu đồng. Ước thực hiện giải ngân 256.735,40 triệu đồng/280.290,85 triệu đồng, đạt 91,60% kế hoạch vốn.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng, đạt: 173% dự toán giao đầu năm; trong đó: Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn năm 2019 là 22.097/ 24.390 triệu đồng, đạt 90,60% dự toán. Tổng chi NSNN năm 2019, ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng; đạt 173% dự toán giao đầu năm.
- Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Kết quả có 1.932 hộ nghèo (chiếm 38,07%), giảm 187 hộ nghèo (tương ứng giảm 5,07% so với năm 2018); hộ cận nghèo 91 hộ (tương ứng giảm 1,79% so với năm 2018).
- Tính đến 15/12/2019, bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn huyện là 11,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân 02 tiêu chí/xã so với năm 2018.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là: 14,6%, đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện năm 2019 đề ra. Tỷ suất sinh thô năm 2019 là 24,74‰.
- Tổng số lao động toàn huyện 9.847 lao động; lao động qua đào tạo 2.384 lao động. Triển khai công tác tư vấn, tuyển dụng, tuyển sinh đào tạo nghề, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, với tổng số 498 người, đạt 124,50% chỉ tiêu Nghị quyết.
95% kế hoạch.
- Trong năm 2019, có khoảng 12.850 lượt khách du lịch đến tham quan tại huyện Tây Giang, ước doanh thu từ các hoạt động khoảng 6.425 triệu đồng.
- Năm 2019, tổ chức 12 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua thanh tra phát hiện sai phạm, với số tiền 350.360.000 đồng.
- Trong năm 2019, xảy ra 11 vụ/15 đối tượng vi phạm các hành vi trật tự xã hội; xảy ra 01 vụ va chạm giao thông, làm 01 người bị thương; phát hiện xử lý 01 vụ/02 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Tổ chức các đoàn công tác sang thăm và hỗ trợ cho nhân dân các huyện KạLừm, ĐắkChưng, vận động đóng góp Quỹ nghĩa tình biên giới, với số tiền 148.659.000 đồng để giúp đỡ nhân dân nước bạn Lào.
Sau 15 năm tái lập, huyện miền núi biên giới Tây Giang đã có nhiều đổi thay, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy, góp phần tạo lên phên dậu vững chắc của Tổ quốc.
Năm 2019, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện cũng gặp nhiều khó khăn: Nguồn lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Song, với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, quyết liệt, sâu sát thực tế, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai các chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp của Trung ương, tỉnh, Huyện ủy, HĐND huyện đề ra, góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn huyện.
2.1.3. Khái quát về Giáo dục đào tạo
Căn cứ vào báo cáo sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II, năm học 2019-2020, của phòng GD&ĐT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, như sau:
2.1.3.1. Về mạng lưới trường, lớp, học sinh
Bảng 2.1. Thống kê quy mô trường lớp, học sinh
STT Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh Ghi chú 1 Mầm non 7 74 1415 2 Tiểu học 10 112 2009 3 Trung học cơ sở 4 42 1495 Tổng cộng: 21 228 4919
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang) 2.1.3.2. Về tình hình cơ sở vật chất
- Phòng học hiện có: 265 phòng (kiên cố: 235 phòng, bán kiên cố: 18 phòng, tạm: 12 phòng).
- Phòng học bộ môn, phòng thiết bị: 15 phòng (kiên cố: 15 phòng). - Phòng làm việc: 46 phòng (kiên cố: 46 phòng).
- Thư viện: 14 (Đạt chuẩn 05).
- Phòng y tế học đường: 05 (kiên cố: 05)
- Nhà công vụ giáo viên: 102 phòng (kiên cố: 96 phòng, bán kiên cố: 06 phòng). - Nhà ở nội trú học sinh: 100 phòng (kiên cố: 87 phòng, bán kiên cố: 02 phòng, tạm: 11 phòng)
2.1.3.3. Về tình hình đội ngũ
Bảng 2.2. Thống kê tình hình đội ngũ CBQL, GV và nhân viên
STT Bậc học CBQL Giáo viên Nhân viên Nhân viên theo HĐ 68 Tổng cộng 1 Mầm non 16 91 11 20 138 2 Tiểu học 27 172 31 10 240 3 Trung học cơ sở 13 92 15 15 135 Tổng cộng: 56 355 57 45 513
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang) 2.1.3.4. Đặc điểm tình hình chung về giáo dục và đào tạo huyện Tây Giang a. Thuận lợi
- Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương ban hành các Đề án, Nghị quyết, Chương trình hành động định hướng phát triển giáo dục trung và dài hạn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị, xã hội của địa phương;
- Duy trì hệ thống trường bán trú trên địa bàn ở các bậc, cấp học: Mầm non có 05/07 trường tổ chức bán trú; giáo dục phổ thông có 11/14 trường bán và nội trú.
- Tiếp tục được sự tài trợ lớn của Tổ chức SCI về sách giáo khoa, vở bài tập, tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập cho các trường tiểu học.
- HĐND tỉnh có giải pháp hỗ trợ chế độ kinh phí (NQ 50/HĐND tỉnh) cho học sinh bán trú tiểu học và THCS không được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016.
b. Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Còn thiếu các phòng hành chính, phòng giáo dục chức năng, đa năng, giáo dục nghệ thuật, thư viện, công trình tường rào các điểm lẻ,… gây trở ngại lớn tiến độ xây dụng trường chuẩn.
- Tình hình dịch Covid – 19 làm ảnh hưởng đến biên chế chương trình dạy học các bậc cấp học.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường thực hiện chưa hiệu quả nên chưa phát huy được mặt mạnh, mặt yếu để tìm nguyên nhân, biện pháp tự khắc phục hoặc tranh thủ các lực lượng ngoài nhà trường.
- Chế độ học sinh hưởng theo Nghị quyết 50/HĐND tỉnh còn thấp ảnh hưởng đến công tác bán trú các trường.