Biệnpháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

3.2.5. Biệnpháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua

qua hoạt động GDTC

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS,

Thường xuyên triển khai cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề nội dungluyện tập cũng như thi đấu.

Xây dựng một quy trình đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường và bên ngoài để có biện pháp quản lý việc học tập của HS phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Giúp GV nhận thấy tầm quan trọng của bồi dưỡng PP học tập tích cực cho HS PP dạy học tích cực xem việc bồi dưỡng PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bãot hì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều, vì vậy phải quan tâm dạy học cho HS PP học tập.

Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học và rèn luyện là quan trọng nhất. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dạy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng cao đáng kể. Vì vậy, ngày nay, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong hoạt động dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

GV phải nhận thức việc bồi dưỡng PP học tập cho HS là nhiệm vụ quan trọng, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho GV bồi dưỡng PP học tập cho HS dướiđây:

thông tin trên sách báo, tạp chí và internet qua đó có kiến thức về môn thể thao yêu thích, tạo được đông lực trong quá trình rèn luyện và thi đấu.

- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt động học tập của HS. Thông qua GV, nhất là GV chủ nhiệm, tạo sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, để gia đình tạo thời gian và không gian học tập cho HS.

- Phát động phong trào thi đua học tập và rèn luyện TDTT cho HS. Kết hợp với Đoàn Thanh niên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung cụ thể nhằm thu hút HS vào các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích. Qua các đợt thi đua, Nhà trường cần có sự động viên, khen thưởng tinh thần học tập của HS.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn bài tập tự rèn luyện về nhà trong mỗi giờ dạy cho HS. Đa dạng các yêu cầu đối với việc tập luyện ở nhà của HS. Thay vì yêu cầu HS truyền thụ kiến các nội dung học và làm bài tập tự rèn luyện đã giao như trước đây, GV cần giao cho HS những nhiệm vụ bài tập phong phú hơn.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV GDTC kết hợp Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao một nghiêm túc, hiệu quả và tạo được hiệu ứng ham mê thỏa mã môn thể thao yêu thích cũng rèn luyện Thể chất con người học sinh. Trong lần tổ chức các hoạt động Thể thao, HS có thể nêu ra những khó khăn trong việc học tập rèn luyện tại trường cũng như tập luyện ngoại khóa của mình, với các mong muốn từ chính thầy cô chia sẽ tạo sự lan tỏa đam mê học tập cũng như rèn luyện thi đấu trong mỗi bản thân của HS. Các thầy cô có thể hướng dẫn PP những PP học tập hiệu quả cho HS, các em HS đạt kết quả tốt trong học tập cũng chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn khác.

GV GDTC xây dựng thói quen ngoài học chính khóa cần tạo động lực cho HS nhà trường, khuyến khích các em tìm đọc các sách hay, xem bóng đá Việt Nam… từ đó khơi dậy cho các em HS có ý nghĩa về giáo dục tìnhyêu quê hương đất nước.

Xây dựng lớp học tự do hơn, trường học thân thiện, tạo thói quen học hỏi, giúp đỡ nhau trong học tập. HS cần được khuyến khích hỏi thầy, hỏi bạn khi bản thân chưa nắm chắc các vấn đề. Điều này không chỉ giúp HS học tập hiệu quả hơn mà còn góp phần hình thành sự tự tin, năng lực hợp tác.

Hiện nay, hoạt động học tập không chỉ giới hạn trong giờ học, trong không gian lớp học. HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi với sự trợ giúp của CNTT. Nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn HS sử dụng CNTT trong học tập; hướng dẫn các em việc tìm kiếm, tra cứu thông tin trên mạng internet, trao đổi nội dung bài học với thầy cô, bạn bè; tìm kiếm và dowload tài liệu; khai thác kho tài liệu phong phú trên mạng để các em yêu thêm môn học và tạo động lực đam mê TDTT.

Quản lý và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thông qua các hoạt động này giúp HS có kỹ năng sống, củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất HS, từ đó hình thành ý thức công dân, tình yêu

quê hương đất nước và con người. Hoạt động này có rất nhiều nội dung và hình thức như: Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Các hoạt động xã hội gắn liền với địa phương; Hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, thôn xóm; Hoạt động hướng nghiệp nghề .... Các hoạt động này gắn với các chủ đề, chủ điểm của Đất nước và của địa phương. GVCN tổ chức cho tập thể lớp lập kế hoạch, hướng dẫn, phân công công việc và quy định thời gian tiến hành và đặc biệt GVCN phải thường xuyên kiểm tra và khi hoàn thành phải rút kinh nghiệm, khen thưởng và phê bình kịp thời.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần xác định việc bồi dưỡng PP học tập cho HS là một nhiệm vụ quan trọng từ đó có chỉ đạo cụ thể đối với GV. Mỗi GV phải thấy được trách nhiệm của mình trong việc hình thành, bồi dưỡng PP học tập cho các em HS. Đồng thời, chính các em HS phải có động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tự bồi dưỡng PP học tập của bản thân.

PP giảngdạy của GV ảnh hưởng rất lớn tới PP học tậpcủa HS. Để HS hình thành được PP học tập tích cực chủ động, nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện tốt các PP học tập tích cực, đổi mới PP kiểm tra đánh giá.

Phải xây dựng đủ lực lượng giáo dục tham gia, có kế hoạch hoạt động thống nhất để kết hợp các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao dần ý thức công dân đối với HS nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường cần phải lựa chọn được những GV chủ nhiệm có năng lực, có trách nhiệm và kinh nghiệm công tác nhằm xây dựng được lớp học theo yêu cầu giáo dục mới, có ý thức tự giác trong mọi hoạt động giáo dục.

3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)