Biệnpháp 3: Đổi mới chương trình GDTC cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

3.2.3. Biệnpháp 3: Đổi mới chương trình GDTC cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp đội ngũ GV thực hiện công tác đổi mới toàn diện mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện GDTC, theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện giáo dục hội nhập.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Giúp cho GV nắm được các khâu của quá trình dạy học cho HS, từ việc xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và cách KTĐG HS.

Giúp GV xác định mục tiêu giáo dục dạy học định hướng năng lực, đó là kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội.

Nhà trường tạo môi trường thuận lợi khuyến khích GV tự bồi dưỡng và bồi dưỡng có tính tổ chứcvề việc năng lực thiết kế bài học theo định hướng năng lực cho GV. Việc thiết kế bài học là khâu quyết định đến kết quả dạy học nhưng hiện nay GV chưa nhận biết được sự khác biệt giữa một bài học phát triển năng lực và một bài học thông thường.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức thi dạy thao giảng, hội giảng nhân ngày lễ lớn trong năm, thi GV dạy giỏi cấp trường và khuyến khích, động viên tham gia thi GV giỏi cấp huyện, tỉnh… từ đó tích lũy nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và hình thức tổ chức dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ rèn luyện hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn tổ chức bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

Để thực hiện việc đổi mới xây dựng chương trình GDTC cho học sinh thì Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc như sau:

- Tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về nội dung, chương trình, PP dạy học … từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm túc. Các kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, đổi mới PP, tự học tự bồi dưỡng, cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.

- Thông báo, động viên, lựa chọn những GV có đủ khả năng và điều kiện cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm tham gia bồi dưỡng.

- Chú trọng và yêu cầu GV tham gia đầy đủ, ý thức cao trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng GV.

- Phân công GV nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Duy trì thường xuyên dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc giờ dạy của GV để tìm ra được PP hay cho từng bài dạy.

- Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hiệu trưởng giúp đỡ GV GDTC xây dựng kế hoạch công tác trong năm học với những gợi ý công việc sau đây:

+ Xác định các căn cứ và điều kiện để xây dựng kế hoạch

- Mục tiêu và nhiệm vụ năm học của nhà trường.

- Đặc điểm tình hình của các HS, gia đình HS, đội ngũ GV của nhà trường, các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi bên trong và bên ngoài tác động đến nhà trường.

- Tính toán các nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động

- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động GDTC cho phù hợp.

- Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

+ Triển khai các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch QL hoạt động GDTC

- Yêu cầu GV GDTC xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn theo tháng, theo học kì. Kế hoạch tham vấn phải bám sát với kế hoạch hoạt động trong tháng của nhà trường và yêu cầu GV GDTC thường xuyên nắm bắt được những vấn đề chủ yếu HS đang gặp phải để hàng tháng báo cáo với lãnh đạo trường. Khuyến khích GV GDTC trao đổi chuyên môn với những đồng nghiệp nhằm hoàn thiện kế hoạch giáo dục của trường mình.

- Yêu cầu GD GDTC thực hiện điều tra cơ bản về HS (chất lượng học tập, hoàn cảnh sống, các mối quan hệ, định hướng nghề nghiệp tương lai...) ngay từ tháng đầu của năm học nhằm định hướng hoạt động GDTC cho HS trong năm.

- Yêu cầu GV GDTC xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng đồng thời có kế hoạch hỗ trợ hoạt động GDTC này phù hợp với công việc phụ trách.

- Yêu cầu các bộ phận có liên quan sau khi phác thảo kế hoạch hoạt động trình về BGH để duyệt và bổ sung nhằm hoàn chỉnh kế hoạch trước khi chính thức triển khai thực hiện.

- Nâng cao NL tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các phương pháp và hình thức tổ chức DH tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.

- Tổ chức nghiên cứu chương trình, phương pháp DH … từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CM cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm túc, đổi mới phương pháp, tự học tự bồi dưỡng, cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.

- Thông báo, động viên, lựa chọn những GV có đủ khả năng và điều kiện cử đi nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ.

- Chú trọng và yêu cầu GV tham gia đầy đủ, ý thức cao trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng CM nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng GV.

mới ra trường và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Duy trì thường xuyên dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc giờ dạy của GV để tìm ra được phương pháp hay cho từng bài dạy.

- Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

CBQL và GV nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể.Bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.

Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.

Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Phát huy được vai trò của tổ trưởng và các GV cốt cán.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)