Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tác giả rút ra một số ưu điểm, tồn tại cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:

2.6.1. Ưu điểm

Đối với thực trạng hoạt động Giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang, thu được các kết quả như sau:

- Phần lớn đội ngũ CBQL, GV và HS có nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS, nhằm rèn luyện thể chất phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu trong nhà trường.

- Đội ngũ CBQL, GV và HS đánh giá các nội dung hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS, là phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động của các trường THCS huyện Tây Giang.

- Phần lớn đội ngũ CBQL, GV và HS đánh giá về phương pháp và hình thức trong giáo dục thể chất ở trường THCS, là phù hợp với điều kiện của HS.

- Về phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất ở trường THCS, được đội ngũ CBQL, GV và HS đánh giá là đảm bảo cho các hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường.

2.6.2. Tồn tại

Đối với thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang, thu được các kết quả như sau:

- Về thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS THCS, tuy các nội dung quản lý thì thường xuyên thực hiện, nhưng kết quả chỉ dừng lại ở mức trung bình-khá.

- Về thực trạng quản lý hoạt động dạy học; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả môn học; quản lý việc đổi mới phương pháp GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC; quản lý phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục thể chất, qua kết quả khảo sát thì tất cả các nội dung này đạt mức độ thực hiện thường xuyên, nhưng về kết quả thực hiện chỉ đạt mức độ trung bình-khá.

2.6.3. Nguyên nhân

Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay, chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sau:

- Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường đối với tầm quan trọng của công tác GDTC đối với HS trong quá trình dạy học;

- Năng lực và kinh nghiệm của người quản lý trong nhà trường là yếu tố có vai trò quyết định trong công tác quản lý;

- Cán bộ các ngành, cơ quan chủ quản đối với trường là các cơ quan có quyền quyết định về chương trình, nội dung, quy mô đào tạo, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất;

- Nhận thức của HS đối với hoạt động GDTC; - Cơ sở vật chất và nguồn lực cho hoạt động GDTC; - Chương trình, giáo trình môn học GDTC;

- Công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động GDTC nói riêng, yếu tố trình độ năng lực của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động GDTC.

Thông qua kết quả khảo sát thì các yếu tố ảnh hưởng này từ chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp tác động lên khách thể quản lý nhằm khác phục những yếu tố ảnh hưởng này, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Trong phạm vi chương 2 tác giả tiến hành khái quá tình hình kinh tế - xã hội, và giáo dục huyện Tây Giang; mô tả khái quát khảo sát thực trạng; và tiến hành khảo sát và xử lý và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động, cũng như quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở căn cứ quan trọng để tác giả tiến hành đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay trong chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Để xác định được các nguyên tắc đề xuất biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho học sinh các Trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, đề tài đã nghiên cứu tổng hợp từ các tài liệu tham khảo về Quản lý giáo dục, Quản lý TDTT và các tài liệu có liên quan như Lý luận và phương pháp GDTC, Thể thao trường học… Bước đầu đề tài đã tổng hợp được các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDTC phải xuất phát trước hết từ sự phân tích tình hình thực tiễn hoạt động GDTC. Khi tiến hành khảo sát thực trạng cần chú ý phân tích, đánh giá một cách cụ thể các hoạt động GDTC, phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của hoạt động này. Các biện pháp cần bám sát nội dung chương trình giáo dục của các nhà trường THCS nói chung và của các trường THCS tại huyện Tây Giang nói riêng.

Một điều cần chú ý là thực tiễn luôn vận động và phát triển vì thế khi đề xuất các biện pháp phải xem xét đến những dự báo phát triển giáo dục trong tương lai ở nước ta và trên thế giới.

Các biện pháp phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo định hướng của ngành, của địa phương nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế, đồng thời tận dụng được cơ hội để vượt qua được các thách thức khơi gợi được nội lực của tập thể để nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng quản lý hoạt động dạy học.

Nghĩa là các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn các hoạt động và điều kiện tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh các Trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc khoa học trong quản lý hoạt động GDTC cho học sinh Trường THCS được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo có chất lượng, có hiệu quả. Nguyên tắc khoa học chỉ rõ việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp trong quá trình quản lý, thực hiện đầy đủ vai trò, vị trí, chức năng của quản lý, vì vậy phải tính toán đến các mối quan hệ giữa các nội dung trong chức năng quảnlý.

Nguyên tắc khoa học trong quản lý hoạt động GDTC ở các Trường THCS còn được thể hiện ở lề lối, tác phong làm việc, xử lý nhạy bén các tình huống, ra các quyết định quản lý đúng lúc, kịp thời, phù hợp, bảo đảm tính dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Biết phát huy những sáng kiến của giáo viên thực thi nhiệm vụ của mình. Đồng

thời luôn lắng nghe những ý kiến đề xuất có tính đột xuất để kịp thời điều chỉnh các quyết định.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng của cán bộ, giáo viên và điều kiện hoàn cảnh của nhà trường (điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu, nhân lực...) để tiến hành triển khai trong thực tế. Đồng thời, mỗi biện pháp đưa ra phải có khả năng chuyển giao, nghĩa là phải diễn tả quy trình rõ ràng, xác định rõ chủ thể thực hiện và các điều kiện ràng buộc việc thực hiện các biệnpháp.

Biện pháp được xác định là biện pháp có tính khả thi khi nó thỏa mãn được các yếu tố ràng buộc nó.

Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi một biện pháp như: pháp luật, quyền hạn, đạo đức, văn hóa, thời gian, con người, tài chính,...Dễ dàng nhận thấy, nếu một biện pháp nào đó được đề xuất vượt quá quyền hạn của người thực thi biện pháp đó hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ là những biện pháp không khả thi. Trường hợp còn lại, mức độ khả thi của các biện pháp cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thương thuyết của chủ thể đối với các yếu tố còn lại như thế nào trong quá trình thực thi biện pháp.

Để các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh các Trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay có tính khả thi và khả thi cao đòi hỏi như sau:

- Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THCS, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

- Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong đó cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi đối với các biện pháp như thế nào. Cụ thể, phải xác định được:

+ Nhân lực để thực hiện biện pháp.

+ Thời gian và không gian thực hiện biện pháp. + Các hoạt động cơ bản phải triển khai.

+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần khai thác, huy động để thực hiện các hoạt động.

+ Các rào cản của phong tục, tập quán,...

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ phải được thực hiện thông qua tất cả các khâu, từ khâu xác định mục tiêu, thực hiện kế hoạch, chương trình và hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, tăng cường nguồn lực CSVC, phương tiện, sách giáo khoa, tư liệu thảm khảo, trang thiết bị kỹ thuật dạy học, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và tăng cường thanh tra, kiểm tra. Các biện pháp quảnlý đưa ra phải thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là

vấn đề then chốt để giải quyết mục đích đề ra.

Nghĩa là các biện pháp đề xuất phải gồm nhiều biện pháp khác nhau tác động đồng bộ lên các yếu tố quản lý của khách thể quản lý.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục nói chung, giáo dục thể chất cho HS tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường THCS đòi hỏi dưới đây:

- Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của giáo dục và các yếu tố cấu trúc của giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường THCS.

- Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

Các nguyên tắc nêu trên là những xuất phát điểm để đề xuất các biện pháp giáo dục thể chất cho học sinh tại các trường THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, việc GDTC cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường mà còn phải có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GDTC cho HS, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tác này thể hiện ở chỗ khả năng giải quyết của vấn đề của biện pháp mà không phát sinh vấn đề mới. Biện pháp có hiệu quả còn thể hiện ở việc đạt được kết quả đầu ra tốt mà giảm thiểu chi phí nguồn lực đầu vào. Hiệu quả thể hiện ở nhiều góc độ, ở đây chủ yếu nói đến hiệu quả của bản thân hoạt động quản lý và hiệu quả của hoạt động GDTC đối với sự nghiệp GD&ĐT của nhàtrường.

Nghĩa là các biện pháp quản lý được đề xuất ứng dụng vào thực tế chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả quản lý mà cụ thể là nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng công tác GDTC.

Các chủ thể tham gia công tác quản lý hoạt động GDTC cho học sinh các Trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là cán bộ quản lý, GVCN, GV bộ môn, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, PHHS và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình GD. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, nhằm mục đích

nâng cao chất lượng GDTC cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh THCS.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong mọi hoạt động có ý thức của con người đều bắt nguồn từ hoạt động nhận thức. Khi một sự việc được hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích, tác dụng của nó sẽ tạo ra động cơ và ý thức tự giác, tích cực thực hiện nó. GDTC là một hoạt động giáo dục không thể thiếu được trong xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại. Song tác dụng, hiệu quả, lợi ích của GDTC không thể gặt hái ngay được mà phải trải qua sự kiên trì tập luyện hệ thống, liên tục mới có được; vả lại con người ta sinh ra đã có nền thể lực nhất định nên đôi khi làm cho con người chưa cảm thấy “thiếu” như sự “thiếu vắng” các vật chất hữu hình khác.

Chính vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục hình thức cho CBQL, GV về vai trò, lợi ích, tác dụng của GDTC trong quá trình học tập ở nhà trường cũng như RLTT trong suốt cuộc đời có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp cho các em học sinh THCS có được ý thức, động cơ, tinh thần tham gia các hoạt động GDTC một cách tự giác tích cực. Từ đó mới có thể đạt được hiệu quả GDTC như mong muốn.

Tóm lại, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhằm giúp cho mọi người có nhận thức và thái độ đúng mực về tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện thể dục trong nhà trường, từ đó có những biện pháp tổ chức giảng dạy học tập và rèn luyện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Dựa trên cơ sở đề xuất giải pháp trình bày ở phần trên, dựa vào lý luận quản lý giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, tham khảo các kết quả nghiên cứu quản lý của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức cho đối tượng quản lý như sau:

- Đối với giáo viên, sử dụng biện pháp phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tăng cường giáo dục cho các giáo viên về các nội dung: vị trí, lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các hình thức như nói chuyện chuyên đề về quan điểm Đảng và Nhà nước ta, về công tác GDTC trong trường học hoặc thông qua hình thức thi tìm hiểu về lợi ích, tác dụng, vai trò của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)