Phương pháp khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 127)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biệnpháp đề xuất

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Để tiến hành đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả tiến hành phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV trường. Tổng số người được trưng cầu ý kiến: 90. Trong đó: CBQL : 30 người, GV: 60 người.

Phiếu đánh giá tính cấp thiết có 3 mức độ như sau: - Rất cấp thiết: 3 điểm;

- Cấp thiết: 2 điểm;

- Không cấp thiết: 1 điểm.

Phiếu đánh giá tính khả thi có 3 mức độ: - Rất khả thi: 3 điểm;

- Khả thi: 2 điểm;

- Không khả thi: 1 điểm.

Tính điểm trung bình theo công thức: =

Trong đó:

: Điểm trung bình; Xi: Điểm ở mức độ i;

Ki: Số người đạt điểm ở mức;

n: Số người được tham gia đánh giá.

Các nhận định mức độ được xác định như sau: - Loại Rất cấp thiết/ Rất khả thi: 2,52 X 3,27 - Loại Cấp thiết/ Khả thi: 1,76 X  2,51;

- Loại Không cấp thiết/ Không khả thi: 1,0 X  1,75;

Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp TT Biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Điểm TB Thứ bậc 1

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

66 24 0 2.73 1

2

Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC

61 29 0 2.68 3

3 Biện pháp 3: Đổi mới chương trình

GDTC cho học sinh 54 36 0 2.60 6 4 Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình

hoạt động GDTC cho học sinh 60 30 0 2.67 4 5

Biện pháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua hoạt động GDTC

53 37 0 2.66 5

6

Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC

64 26 0 2.71 2

7 Biện pháp 7: Quản lý tăng cường cơ sở

vật chất phục vụ cho GDTC 52 38 0 2.59 7 8

Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường

51 39 0 2.58 8

Hình 3.2. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 2.73 2.68 2.6 2.67 2.66 2.71 2.59 2.58 Tính cần thiết

Qua khảo nghiệm, ta thấy, tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên là rất cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo hoạt động GDTC của các trường THCS huyện Giang Nam, tỉnh Quảng Nam. Trong đó biện pháp 1 có tính rấtcấp thiết nhất, điểm TB là 2.73.

- “Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay” được xem là khâu quan trọng nhất, bởi lẽ yếu tố con người, mà trước hết là người thầy là yếu tố có tính chất quyết định.

- “Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường” cũng rất cấp thiết, xếp thứ 8. Chỉ khi nào tổ chức tốt các phòng trào khuyến khích động viên tự rèn luyện TDTT, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động GDTC trong nhà trường.

3.4.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả Thi Điểm TB Thứ bậc 1

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

61 29 0 2.68 1

2

Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC

59 31 0 2.66 2

3 Biện pháp 3: Đổi mới chương trình GDTC

cho học sinh 56 34 0 2.62 3

4 Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình

hoạt động GDTC cho học sinh 55 35 0 2.61 4 5

Biện pháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua hoạt động GDTC

46 44 0 2.52 6

6

Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC

48 42 0 2.53 5

7 Biện pháp 7: Quản lý tăng cường cơ sở

vật chất phục vụ cho GDTC 47 43 0 2.51 7 8

Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường

Hình 3.3.Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua bảng 3.2 và hình 3.3, cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, đạt điểm trung bình khảo sát 2.68 xếp thứ 1 đạt rất khả thi, ở đây có sự phù hợp tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 1.

- Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường, đạt điểm trung bình khảo sát 2.50 xếp thứ 8, ở biện pháp này cũng đạt mức độ khả thi.

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, cho thấy tất cả 08 biện pháp đều rất cấp thiết và rất khả thi.

Hình 3.4. Mối quan hệ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 2.68 2.66 2.62 2.61 2.52 2.53 2.51 2.5 Tính khả thi 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 2.73 2.68 2.6 2.67 2.66 2.71 2.59 2.58 2.68 2.66 2.62 2.61 2.52 2.53 2.51 2.5 Tính cần thiết Tính khả thi

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trường THCS đã trình bày ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong chương 2, trên cơ sở đó tác giả tiến hành xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, như sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay;

- Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC;

- Biện pháp 3: Đổi mới chương trình GDTC cho học sinh;

- Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh;

- Biện pháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua hoạt động GDTC;

- Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC;

- Biện pháp 7: Quản lý tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC;

- Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng thực hiện mục tiêu của quản lý giáo dục thể chất là nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS. Quá trình thực hiện đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp. Các biện pháp đề xuất được kiểm chứng bằng tính hiệu quả và tính khả thi qua việc khảo nghiệm các ý kiến chuyên gia.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Về mặt lý luận: Luận văn cũng khái quát hóa cơ sở lý luận hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THCS, và cũng đã khẳng định vai trò tầm quan trọng trong công tác giáo dục rèn luyện cho học sinh nhằm phát triển toàn diện.

Hơn nữa, quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

- Về thực tiễn: Luận văn cũng đã chỉ ra được những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang trong chương 2, dựa vào đó tác giả đề xuất 08 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay;

- Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC;

- Biện pháp 3: Đổi mới chương trình GDTC cho học sinh;

- Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh;

- Biện pháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS thông qua hoạt động GDTC;

- Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC;

- Biện pháp 7: Quản lý tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC;

- Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường.

Tất cả 08 biện pháp tăng cường công tác quản lý GDTC mà đề tài đề xuất thông qua kiểm định tính khả thi bằng hội thảo khoa học và xin ý kiến chuyên gia đã cho thấy cả 08 biện pháp đều có tính khả thi rất cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Cần đổi mới chương trình giảng dạy thể chất, đa dạng hoá các hình thức giáo dục thể chất.

mở rộng sân bãi, đảm bảo đủ diện tích trên đầu học sinh để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDTC trong nhà trường THCS.

2.2. Đối với sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

Cần tập hợp đội ngũ giáo viên GDTC tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Liên hệ với trường Đại học uy tín trong khu vực có đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất để triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ sở.

2.3. Đối với UBND huyện Tây Giang

Rà soát bổ sung nguồn kinh phí về đất đai xây dựng hệ thống sân bãi đồng bộ, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện từng nhà trường.

Tăng cường tổ chức hội thi đấu thể dục thể thao trong huyện các giải thi đấu có nhiều thành phần tham dự, động viên các trường THCS tích cự cử đội tuyển tham gia thi đấu thể dục thể thao trong huyện.

2.4. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang

Cần tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDTC và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả GDTC qua từng năm học.

Có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn cho đội ngũ giáo viên.

Cần phê duyệt dự trù kinh phí mua sắm dụng cụ ngay trước khi bước vào năm học.

2.5. Đối với các trường Trung học cơ sở huyện Tây Giang

Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động giáo dục thể chất cho HS để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về công tác này.

Xây dựng kế hoạch dạy học môn giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và đưa vào đánh giá GV, bình xét thi đua cuối năm học

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tích cực tham mưu đề xuất để tăng cường CSVC, TBDH cho nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Phạm Đình Bẩm, Nguyễn Bình Minh (1998), “Giáo trình quản lý TDTT” (dùng cho sinh viên đại học), NXB TDTT Hà Nội.

[4]. Phạm Đình Bẩm (2006), “Giáo trình quản lý TDTT” (dùng cho sinh viên cao học TDTT), NXB TDTT Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001-QĐ- BGD&ĐT ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học.

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện nghiên cứu và phát triển Giáo dục (2002),

Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 7 năm 2017, Hà Nội.

[10]. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản , NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[12]. Nguyễn Văn Chiêm (2010),”Nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên khối sư phạm không chuyên trường đại học Tây Bắc”, luận văn thạc sĩ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh. [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn

bản toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4 tháng 11 năm 2003, Hà Nội. [14]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp

hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Phạm Minh Hạc - Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2012), Định hướng giá trị con người Việt nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Văn Hiếu (1979), Từ điển TDTT Nga-Việt, NXB TDTT Hà Nội. [20]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [21]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[22]. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[23]. Trần Đông Lâm (2001), “Đổi mới phương pháp dạy thể dục”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC sức khoẻ trong trường học các cấp, NXB TDTT Hà Nội.

[24]. Nguyễn Lộc (Chủ biên) (2009), Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[25]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[26]. NôvicốpAD, MátvêépLP (1979), Lý luận và phương pháp GDTC, tập 1, 2, 3, NXB TDTT Hà Nội.

[27]. Võ Tấn Quang (chủ biên) (2001), Xã hội hoá giáo dục, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[28]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật Giáo dục,Luật số 43/2019/QH14, 14/6/2019.

[29]. Nguyễn Văn Sơn, Giao Thị Kim Đông, Nguyễn Thị Hùng (2013); Giáo trình Toán thống kê trong TDTT; NXB Thông tin và truyền thông

[30]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội.

[31]. Vũ Văn Tảo, Nguyễn Hữu Quỳnh, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao (2002), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.

[32]. Nguyễn Thanh Tùng, Dương Mạnh Thắng, Nguyễn Thị Hùng, Giao Thị Kim Đông, (2017); Giáo trình Đo lường thể thao; NXB Thông tin và truyền thông

[33]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

[34]. Thủ Tướng Chính phủ (2013), Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14-01-2013 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01-12-2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãng đạo của đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.

[35]. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội.

[36]. Viện Ngôn ngữ học (2013), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông.

[37]. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2003), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 91 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)