Thực trạng quảnlý hình thức giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

2.4.3. Thực trạng quảnlý hình thức giáo dục thể chất

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hình thức GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho HS THCS, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GVcác trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thu được kết quả ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Đánh giá về quản lý hình thức GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho HS THCS STT Quản lý hình thức GDTC Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1

Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên việc kết hợp nhiều hình thức, tùy vào nội dung mà áp dụng hình thức cho phù hợp.

2.73 5 2.24 2 2 Tổ chức tập huấn cho giáo viên về những đặc

điểm của từng hình thức giáo dục. 2.77 3 2.25 1 3

Tiến hành công tác dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp.

2.80 2 2.22 3

4 Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, rèn

luyện thể thao tốt. 2.76 4 2.20 5 5

Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi học sinh.

2.81 1 2.21 4

Hình 2.10. Quản lý hình thức GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho HS THCS 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 2.73 2.77 2.8 2.76 2.81 2.24 2.25 2.22 2.2 2.21

Qua bảng 2.9 và hình 2.10 tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về việc quản lý hình thức GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC các trường THCS huyện Tây Giang, thu được kết quả như sau:

- Phần đánh giá mức độ thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.73 đến 2.81 đạt mức độ thường xuyên, trong đó:

+ Nội dung được đánh giá cao nhất là “Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi học sinh”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.82, đạt mức độ thường xuyên;

+ Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên việc kết hợp nhiều hình thức, tùy vào nội dung mà áp dụng hình thức cho phù hợp”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.73, đạt mức độ thường xuyên.

- Phần đánh giá kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.20 đến 2.25 đạt mức độ trung bình, trong đó:

+ Nội dung được đánh giá cao nhất là: “Tổ chức tập huấn cho giáo viên về những đặc điểm của từng hình thức giáo dục”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.25, đạt mức độ trung bình;

+ Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, rèn luyện thể thao tốt”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.20, đạt mức độ trung bình.

Theo kết quả phỏng vấn thầy Hồ Minh Quốc, là phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn Trỗi về vấn đề quản lý hình thức GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho HS THCS thuộc huyện Tây Giang, thầy trả lời như sau: “Về hình thức GV chưa tiến hành thường xuyên việc dự giờ rút kinh nghiệm, do đặt thù của môn học địa điểm là sân bãi. Vì vậy, việc tổ chức các bổi dự giờ chưa thường xuyên.

Như vậy, thông qua kết quả khảo sát về việc quản lý hình thức GDTC cho HS nhằm nâng cao hiệu quả GDTC, về mức độ thực hiện đạt mức độ thường xuyên, về kết quả thực hiện chỉ đạt mức độ trung bình. Hơn nữa, việc quản lý hình thức giáo dục thể chất cho HS là việc làm quan trọng và cần thiết, nhưng qua khảo sát thì chỉ đạt mức độ trung bình. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý hợp khoa học quản lý, để tác động lên khách thể quản lý đa dạng hóa các hình thức GDTC, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)