Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất

Đánh giá kết quả GDTC là hoạt động thu thập thông tin và so sánh mức độ đạt được của HS so với yêu cầu cần đạt của môn học, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của HS, mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương

trình để trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động dạy học và cách tổ chức quản lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD.

Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ HS phát triển các phẩm chất, năng lực; tạo được hứng thú, khích lệ tinh thần tập luyện của HS, qua đó khuyến khích HS tham gia các hoạt động TDTT ở trong, ngoài nhà trường.

Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động thực hành, tập luyện, trình diễn...) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát trên lớp, đối thoại, HS tự đánh giá...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực của từng HS.

Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của HS; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại HS và điều chỉnh nội dung, phương pháp GD.

Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10. GV sử dụng hình thức đánh giá này đối với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kì.

Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt đối với HS THCS như sau:

- Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe

Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện một cách khoa học.

Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện để nâng cao sức khoẻ.

Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ.

- Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực

Lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với bản thân và cộng đồng nhằm nâng cao các kỹ năng vận động.

Lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất phù hợp nhằm nâng cao các tố chất thể lực.

Giải thích được vai trò quan trọng của hoạt động vận động cơ bản để phát triển các tố chất thể lực.

- Hoạt động thể dục thể thao

Lựa chọn và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.

Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động khác trong cuộc sống.

Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống thường ngày.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)