Mối quan hệ giữa các biệnpháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 89 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biệnpháp đề xuất

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình quản lý giáo dục, như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về vai trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, biện pháp này tác động lên nhận thức về tầm quan trọng cho đội ngũ, nếu nhận thức đúng đắn sẽ giúp cho các hoạt động GDTC thêm hiệu quả hơn;

- Biện pháp 2: Đổi mới quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC, biện pháp là căn cứ là pháp lệnh để tiến hành hoạt động GDTC theo chương trình của Bộ GD&ĐT;

- Biện pháp 3: Đổi mới chương trình GDTC cho học sinh, nội dung chương trình nếu được xây dựng một cách khoa học theo Thông tư 32/TT-BGDĐT là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cho hoạt động GDTC trong nhà trường THCS;

- Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh, nhằm mục đích phát huy tính tự chủ, năng động trong học sinh, giúp nhà trường hoạt động hiệu quả trong quá trình giáo dục môn GDTC trong nhà trường;

- Biện pháp 5: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS thông qua hoạt động GDTC, nhằm tham gia trải nghiệm các phong trào TDTT thông qua đó được giáo dục từ bên trong và bên ngoài nhà trường đem lại những mặt tích cực cho HS.

- Biện pháp 6: Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy môn GDTC, bồi dưỡng nâng cao năng lực GDTC cho đội ngũ GV rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nếu đội ngũ GV được đào tạo, bồi dưỡng bài bản hiệu quả thì chất lượng hoạt động GDTC sẽ được nâng cao;

- Biện pháp 7: Quản lý tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC, đây là tiền đề, là điều kiện góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, nếu các trường được trang bị tốt, đầy đủ về cơ sở vật chất, sẽ góp phần làm giảm những chấn thương ngoài mong muốn trong tập luyện, góp phần nâng cao thành tích của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh;

- Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường; nhằm kích thích, động viên kỹ năng từ rèn luyện TDTT trong học sinh, giúp cho các em có động lực trong tập luyện và thi đấu TDTT.

Khi quản lý HĐDH trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách có đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)