Thực trạng quảnlý thực hiện nội dung giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

2.4.2. Thực trạng quảnlý thực hiện nội dung giáo dục thể chất

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS THCS, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thu được kết quả ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Đánh giá về thực trạng quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS THCS

STT Quản lý nội dung chương trình GDTC

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Tổ chức quản lý hồ sơ giảng dạy

của giáo viên. 2.72 7 2.24 2

2 Tổ chức quản lý sân bãi, dụng cụ

tập luyện 2.73 6 2.23 3

3 Tổ chức quản lý công tác chuẩn bị

lên lớp 2.77 4 2.25 1

4

Tổ chức QL thực hiện nội dung, chương trình, giáo án lên lớp của giáo viên

2.80 2 2.22 4

5 Tổ chức quản lý quá trình học tập

môn GDTC của học sinh 2.76 5 2.20 6 6

Tổ chức công tác KT đánh giá kết quả học tập môn GDTC của học sinh

2.81 1 2.21 5

7

Tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáoviên

Hình 2.9. Quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS THCS

Qua bảng 2.8 và hình 2.9 tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS các trường THCS huyện Tây Giang, thu được kết quả như sau:

- Phần đánh giá mức độ thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.72 đến 2.81 đạt mức độ thường xuyên, trong đó:

+ Nội dung được đánh giá cao nhất là “Tổ chức công tác KT đánh giá kết quả học tập môn GDTC của học sinh”, đạt điểm trung bình 2.81, đạt mức độ thường xuyên;

+ Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Tổ chức quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên”, đạt điểm trung bình 2.72, đạt mức độ thường xuyên.

- Phần đánh giá kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.10 đến 2.25 đạt mức độ trung bình, trong đó:

+ Nội dung được đánh giá cao nhất là: “Tổ chức quản lý công tác chuẩn bị lên lớp”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.25, đạt kết quả trung bình;

+ Nội dung được đánh giá thấp nhất là: “Tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên”, đạt điểm trung bình khảo sát 2.10, đạt kết quả trung bình.

Theo kết quả phỏng vấn cô Nguyễn Thị Mai Quế, là phó Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Nguyễn Bá Ngọc về vấn đề thực trạng quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho HS THCS thuộc huyện Tây Giang, cô trả lời như sau: “Về nội dung được giáo viên triển khai đúng quy định theo yêu cầu của chương trình GDPT. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả chưa cao, do đội ngũ GV còn phải tham gia, tổ chức nhiều hoạt động khác trong nhà trường dẫn đến mức độ thực hiện nội dung chương trình còn nhiều bất cập.

Như vậy, thông qua hoạt động khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung trong nội dung chương trình thực hiện rất thường xuyên, còn về kết quả thực hiện chỉ đạt

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 2.72 2.73 2.77 2.8 2.76 2.81 2.78 2.24 2.23 2.25 2.22 2.2 2.21 2.1

mức độ trung bình. Hơn nữa, việc thực hiện tốt các nội dung chương trình giáo dục thể chất, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho HS, qua kết quả khảo sát thì các nội dung này chỉ đạt mức độ trung bình. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý để tăng cường công tác tổ chức quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên phù hợp với đặc điểm, điều kiện của HS và nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)