Biệnpháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 87 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

3.2.8. Biệnpháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong

phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục thể chất, tăng nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất.

Huy động tiềm năng cơ sở vật chất, tài chính của các nhà tài trợ để nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, phục vụ cho công tác giáo dục thể chất.

3.2.8. Biện pháp 8: Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong nhà trường nhà trường

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo động lực cho hoạt động giáo dục thể chất phát triển nâng cao chất lượng về mọi mặt góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Bản chất của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi tộc người… luôn đều có ý thức và nguyện vọng vươn lên, trong quá trình phấn đấu vươn lên để phát triển, con người phải đấu tranh với mọi trở ngại, trong đó có sự cạnh tranh giữa con người, giữa các nhóm người với nhau là đặc trưng để thúc đẩy sự phát triển. Sự cạnh tranh có hai loại cơ bản, cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, thôn tính lẫn nhau… , còn sự cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh bình đẳng cùng phát triển. Thi đua là một hình thức để khơi dậy mạnh mẽ cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển.

nước, yêu trường, yêu lớp, tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần tập thể và ý thức tự trọng của mỗi cá thể con người. Từ phong trào thi đua sẽ tạo ra một sức mạnh tinh thần để chuyển biến các hành vi của con người. Từ đó nâng cao hiệu quả của chủ đề thi đua.

Từ thực tiễn việc rèn luyện thân thể của giáo viên, học sinh các trường THCS huyện Tây Giang cho thấy: Các hoạt động rèn luyện thân thể ngoài giờ đều mang tính tự phát mà chưa được sự quan tâm đầy đủ của các tổ chức đoàn thể. Mặt khác do chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của thi đua có thể thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể của các đối tượng trong nhà trường nên hầu như chưa lồng ghép một cách tinh tế và khoa học các nội dung rèn luyện vào các nội dung thi đua dạy tốt học tốt của nhà trường và phấn đấu trở thành đoàn viên tiên tiến của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bởi vậy cần có các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong các trường THCS huyện Tây Giang là yêu cầu hết sức bức xúc nhằm nâng cao hiệu quả RLTT cho HS của trường.

3.2.8.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức phong trào RLTT trong các trường THCS huyện Tây Giang đã trình bày ở phần trên, đề tài đề xuất các biện pháp sau:

- Bộ môn GDTC tập trung xây dựng một tập thể lớp hoặc tổ RLTT điển hình để nhân rộng thành phong trào thi đua RLTT trong toàn trường.

- Bộ môn phối hợp với các phòng ban chức năng, các đoàn thể quần chúng đưa nội dung RLTT một cách cụ thể (như x% số người tham gia tập thể dục buổi sáng, x% số người tham gia các hoạt động thi đấu, x% số người tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thể thao trong ngày lễ hội của Trường và Đoàn) vào trong các cam kết thi đua đầu năm hoặc đầu học kỳ của mỗi cá nhân, đơn vị.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng, biểu dương xứng đáng đối với những cá nhân tích cực rèn luyện thân thể. Ví dụ như cộng điểm vào điểm rèn luyện của học sinh, khen thưởng bằng tiền và hiện vật đối với các học sinh có thành tích rèn luyện thân thể và thành tích thi đấu thể thao xuất sắc…

- Đầu các năm học hoặc nhân dịp các ngày lễ lớn có thể phát động những đợt thi đua ngắn hạn với nội dung cô động, cụ thể. Hình thức phát động cần long trọng, quá trình của đợt thi đua cần giám sát, nhắc nhở, động viên, cuối đợt thi đua phải tổng kết những bài học, tuyên dương các cá nhân, đơn vị thành tích tốt trong thi đua, tránh “đầu voi đuôi chuột” để ảnh hưởng xấu tới các cuộc thi kế tiếp.

- Tham mưu với cấp trên ban hành cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, thuận lợi cho việc DH GDTC theo hướng tích cự chủ động.

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho GV, nhân viên về tầm quan trọng của TBDH và tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị vào giờ dạy.

- Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp của phụ huynh HS và các cựu HS tham gia xây dựng CSVC phục vụ cho DH GDTC.

- Tăng cường đầu tư thiết bị CNTT, xây dựng và sử dụng tốt phần mềm sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập.

- Tổ chức CBQL, GV bảo quản, sử dụng TBDH, bố trí đủ GV làm công tác chuẩn bị đồ dùng DH.

- Động viên, khen thưởng cho các GV có các đồ dùng, TBDH có giá trị trong DH, đó là các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều khối lớp, đem lại hiệu quả trong dạy các bài khó

3.2.8.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các hoạt động thi đua của nhà trường về phong trào thể dục, thể thao phải có mục đích rõ ràng, phải khuyến khích được nhiều người tham gia

Tiêu chí thi đua phải cụ thể, công khai để mọi người cùng thi đua thực hiện. Đánh giá phải khách quan, chính xác và công bằng, nhằm tạo động lực cho giáo viên, học sinh hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)