7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS
3.2.4. Biệnpháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp nhà trường cũng như giáo viên có các biện pháp tăng cường đa dạng hóa các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh, tạo điều kiện tự chủ cho giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cự tự chủ của học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường THCS.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện
Nhà trường phải giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho học sinh.
Giáo dục và rèn luyện tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là công việc của cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Ngay từ đầu các năm học, Hiệu trưởng phải tổ chức các cuộc họp với giáo viên; với các đoàn thể trong nhà trường; với cha mẹ học sinh để tuyên truyền làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho học sinh. Bởi vì, thái độ, động cơ học tập của học sinh là một trong những khâu chủ yếu dẫn đến chất lượng và hiệu quả học tập.
Ngay vào đầu năm học, hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên hình thành ngay nền nếp học tập cho học sinh.
Hình thành nền nếp học tập cho học sinh THCS ngay từ những ngày đầu tiên đến trường sẽ tạo ra thói quen tốt, ảnh hưởng tốt đến việc phát triển nhân cách của học sinh. Nhà trường yêu cầu từng giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành việc rèn nền nếp cho học sinh hàng ngày, theo từng lớp, từng tổ, nhóm học tập, và thông qua các cuộc thi đua trong trường. Giáo dục cho học sinh nền nếp đi học đúng giờ, học bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, tham gia các hoạt động tập thể…
Ngay trong nhà trường, cần tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội sử dụng sử dụng cơ sở vật chất trong tập luyện và thi đấu TDTT cấp trường, thành lập đội tuyển
chuẩn bị thi đấu hội khỏe cấp huyện.
Thường xuyên kiểm tra việc đánh giá kết quả rèn luyện TDTT của học sinh THCS.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa phản ánh kết quả dạy của giáo viên, vừa đánh giá khả năng học tập của học sinh; qua đó nhà trường tìm ra biện pháp phát huy sự nỗ lực của giáo viên và động viên tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Để có được đánh giá chính xác, cần phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên, bài làm của học sinh; kiểm tra thông qua đối thoại trực tiếp với học sinh ở trong lớp, ngoài lớp học, ngoài nhà trường; thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, với chính quyền địa phương…
Ngoài ra cần phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý hoạt động học và tự học ở nhà của học sinh.
Hàng năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm, thông qua họp phụ huynh nhà trường thống nhất được mục đích giáo dục với gia đình, yêu cầu họ tạo điều kiện tự học cho con em mình.
Hàng tuần trong tiết sinh hoạt dưới cờ hình thành và bồi dưỡng kĩ năng tự học cho học sinh, nhân rộng các gương tự học điển hình. Có đánh giá và nhận xét thái độ, kết quả việc tự học trong từng tuần ở tiết sinh hoạt dưới cờ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
Hướng dẫn phụ huynh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, quản lý học sinh thông qua sách vở ghi chép trên lớp, sổ liên lạc, gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.
Để thực hiện thành công việc đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho học sinh trong nhà trường THCS, thì Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc như sau: - Có kế hoạch triển khai cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong nhà trường để làm phong phú hoá việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thu hút nhiều học sinh tham gia, tổ chức các trò chơi vận động, tạo ra sự ham thích rèn luyện TDTT cho các em.
- Tăng cường chỉ đạo xây dựng nền nếp học nhóm, sinh hoạt tập thể… (nhóm học tập, đôi bạn học tập…) theo các mục tiêu dạy học khác nhau, gắn với những phương thức hoạt động học tập để kích thích học sinh tích cực học tập.
- Khuyến khích đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các các tổ, nhóm trong lớp, giữa các lớp trong trường, tổ chức các cuộc thi đấu các môn thể thao giữa các lớp, giao lưu thể thao giữa các khối lớp.
Ngoài việc tích cực chỉ đạo giáo viên thường xuyên rèn luyện GDTC qua các hoạt động tập thể… cần tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức nhiều hoạt động ngoài nhà trường.
Nhà trường đánh giá kết quả rèn luyện GDTC của học sinh không chỉ trong phạm vi môn trên lớp mà có thể còn thông qua các hoạt động GDTC khác trong nhà trường.
dạy của giáo viên, từ đó có những chỉ đạo về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn GDTC cho học sinhTHCS.
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Nhà trường phải xác định việc quản lý hoạt động GDTC cho HS THCS là nhiệm vụ bắt buộc, nhằm phát triển toàn diện học sinh, yêu cầu đội ngũ GV bộ môn và tổ chuyên môn đảm bảo chất lượng cho hoạt động này.
Tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề đổi mới phương pháp rèn luyện GDTC hiệu quả cho học sinh.
Chỉ đạo Đoàn thanh niên tăng cường sáng tạo đổi mới tổ chức cuộc thi đấu giao lưu thể thao với các chi đoàn bạn.