Biệnpháp 2: Đổi mới quảnlý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

3.2.2. Biệnpháp 2: Đổi mới quảnlý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt

hoạt động GDTC

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học và thời gian luyện tập GDTC do Bộ GD&ĐT quy định.

Xây dựng được thời khoá biểu phù hợp cho trường mình bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Quản lý giáo viên thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường THCS theo điều lệ nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình giáo dục môn GDTC cả về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức… là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục môn GDTC trong trường THCS. Đây phải được coi là vấn đề có tính chất pháp lệnh bắt buộc. Nhiều Hiệu trưởng quản lý chưa chặt chẽ để giáo viên cắt xén chương trình, đơn giản hoá kiến thức và phương pháp của bộ môn, nền nếp dạy và học hàng ngày chuệch choạch.

Để thực hiện đầy đủ chương trình và quy định của Bộ GD&ĐT yêu cầu, hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ giáo viên đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch của từng phân môn theo kế hoạch đã quy định như kế hoạch tuần, tháng, năm…Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và phân phối chương trình đã quy định, theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu của giáo viên trong ngày.

Để xây dựng được thời khoá biểu của trường hợp lí nhất, Hiệu trưởng cần nghiên cứu kĩ, hiểu đúng quy định biên chế năm học, tính đặc thù của môn học, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh để định thời khoá biểu học tập cho trường.

Hiệu trưởng cần phải giám sát các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trường mình đó là: giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia đầy đủ các hoạt động tổ chuyên môn.

Quản lý chương trình môn GDTC, Hiệu trưởng cần chỉ đạo từ khâu lập thời khoá biểu, lập kế hoạch dạy học, chỉ đạo chương trình, xây dựng quy định cụ thể về nền nếp

dạy của giáo viên, học của học sinh, chỉ đạo rút kinh nghiệm một số vấn đề đặc trưng nhất trong hoạt động dạy và học môn GDTC.

Để thực hiện tốt hoạt động dạy học môn GDTC, Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu học tập nắm vững chương trình bộ môn; soạn bài (soạn mẫu, kiểm tra soạn bài của giáo viên); kiểm tra việc dạy trên lớp; đánh giá chất lượng học sinh (tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững hướng dẫn đánh giá của Bộ GD&ĐT ngay từ đầu năm học), thực hiện những quy định về chế độ cho điểm, chấm điểm, chấm chữa bài kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh; trực tiếp chấm chữa lại một số bài kiểm tra để đánh giá việc chấm bài của giáo viên; kiểm tra sổ điểm lớp.

Chương trình GDTC bậc THCS hiện nay có những đổi mới cũng như điều chỉnh dạy học do đó Hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng giáo viên để giáo viên nắm vững mục tiêu giáo dục tiểu học, mục tiêu giáo dục môn học, những định hướng điều chỉnh về nội dung, nắm vững và vận dụng vào thực tế dạy học, đảm bảo dạy được, dạy tốt chương trình - sách giáo khoa với theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới toàn diện giáo dục hội nhập.

Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, nội dung của từng bài, từng phân môn, tìm hiểu các vấn đề tích hợp giữa các phân môn, giữa các môn…Yêu cầu giáo viên nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu của bài, đánh dấu những chỗ khó, những vấn đề cần trao đổi để đưa ra tổ nhóm, chuyên môn thảo luận. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề cần mở trong năm học để tháo gỡ những vấn đề khó cho đội ngũ giáo viên. Yêu cầu cần đạt là giáo viên nắm vững chương trình sách giáo khoa của từng khối lớp và tất cả các khối lớp để vận dụng vào thực tế giảng dạy.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường THCS. Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Người Hiệu trưởng phải quản lý việc thực hiện sao cho nghiêm chỉnh, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Hiệu trưởng có các biện pháp quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)