Quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sin hở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sin hở trường THCS

1.4.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất

Hoạt động dạy học môn GDTC cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trường là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trường.

GDTC góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh (HS); bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Quản lý quá trình dạy học môn GDTC là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho hoạt động GDTC được tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả.

1.4.2. Quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất

Nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu môn học GDTC chủ yếu là thông qua quản lý việc thực hiện chương trình, tiến độ đào tạo, quản lý giờ lên lớp của giáo viên cũng như việc dự giờ, thao giảng của giáo viên bộ môn GDTC. Quản lý chất lượng thực hiện chương trình dạy học thể dục và phát triển chương trình dạy học thể dục trong trường.

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường chính là kết quả học tập của học sinh. Song kết quả học tập của học sinh lại phụ thuộc rất lớn bởi hiệu quả chỉ đạo của quản lý các hoạt động học tập của học sinh.

Trong giáo dục hiện đại “người học” là nhân vật trung tâm. Mọi hoạt động giáo dục phải xoay quanh “nhân vật trung tâm” để làm cho quá trình đào tạo chuyển biến thực sự thành quá trình “tự đào tạo” [[23], tr.39]. Vì vậy cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác giáo dục đối với mỗi giáo viên để họ thấy hết được ý nghĩa: “Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe và có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các trường.

Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn dưới đây:

cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

- Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, HS được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp.

1.4.3. Quản lý hình thức giáo dục thể chất

Hoạt động GDTC trong nhà trường THCS là hoạt động dạy học một môn học với hình thức thực hành là chính, nhằm mục đích nâng cao chất lượt dạy học môn GDTC thì cần đổi mới và kết hợp nhiều hình thức GDTC cho học sinh THCS, việc quản lý đổi mới các hình thức GDTC, Hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên việc kết hợp nhiều hình thức, tùy vào nội dung mà áp dụng hình thức cho phù hợp.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về những đặc điểm của từng hình thức giáo dục.

- Tiến hành công tác dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp.

- Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, rèn luyện thể thao tốt.

- Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi học sinh.

Công tác tổ chức dạy - học cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa dạy học và hoạt động giáo dục, giữa hoạt động tập thể, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng giáo dục cho HS. Tăng cường, nâng cao hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện cho HS tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các thông tin phong phú qua mạng Internet,... để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích và sự phát triển năng lực tự học tuỳ theo khả năng, cách học của cá nhân HS.

Đặc trưng của GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở người học kỹ năng vận động, khả năng vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động, trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng vận động (kỹ năng thực hiện bài tập, động tác và trò chơi vận

động,...) thông qua dạy học động tác và tổ chức các hoạt động, giúp cho HS hình thành và phát triển được các tổ chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo; khả năng thích ứng của cơ thể; trí nhớ vận động; phản ứng của cơ thể; khả năng chăm sóc và phát triển sức khoẻ; khả năng hoạt động thể thao;...từ đó giúp cho HS phát triển khả năng trình diễn và thi đấu.

1.4.4. Quản lý phương pháp giáo dục thể chất

Chất lượng và hiệu quả của GDTC trong nhà trường phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên, đòi hỏi giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng GDTC cho người học. Để chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục thể chất, hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:

- Chỉ đạo nâng cao năng lực cho giáo viên các phương pháp dạy học mới. - Tổ chức tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy học mới.

- Tiến hành dự giờ, rút kinh nghiệm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy. - Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, rèn luyện thể thao tốt.

- Tổ chức các giờ học hiệu quả nhằm biến quá trình tập luyện thành quá trình tự rèn luyện của mỗi học sinh.

Bên cạnh đó, sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của HS một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip... để tạo nên giờ học sinh động và hiệu quả. Cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu. Trong quá trình tổ chức luyện tập, GV nên sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện, làm cho HS ưa thích và đam mê luyện tập thể thao. Cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và điều kiện vùng miền.

Để quản lý tốt quá trình học tập của HS, nhà quản lý cần chỉ đạo tổ bộ môn tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị, với xã hội và gia đình nhằm đạt hiệu quả trong quản lý. Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh trong hoạt động học tập môn GDTC; quá trình tự học tập, tự rèn luyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý GDTC.

1.4.5. Quản lý điều kiện hoạt động giáo dục thể chất

Trong dạy học TDTT nói chung và trong GDTC nói riêng, sân bãi, dụng cụ và phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học, là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC trong các nhà trường.

Trong GDTC cần có sân bãi đủ diện tích và mặt bằng để thực hiện các bài tập thể dục tay không như chạy, thể dục nhịp điệu, võ thuật … đồng thời phải có các loại sân bãi chuyên biệt cho từng môn thể thao như sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bể bơi, các hố nhảy xa, các khu ném đẩy, các dụng cụ xà đơn, xà kép, vòng treo… các loại bóng, các loại tạ ngang, tạ tay và các giáo cụ trực quan khác… Một bộ môn GDTC ở một trường học có chất lượng cao hay thấp cũng có thể thông qua số lượng và chất lượng sân bãi, dụng cụ… để đánh giá [[30], tr.46].

Trong các trường THCS, Hiệu trưởng cần nắm vững thực trạng của việc chuẩn bị và bảo quản sân bãi, dụng cụ của bộ môn. Kịp thời chỉ đạo bộ môn xây dựng, mở rộng, mua sắm và bảo quản tốt các sân bãi, dụng cụ nhằm phục vụ cho dạy học môn GDTC.

Nhân tố giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.

Trong quá trình quản lý Hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích giáo viên đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, hăng say tham gia công tác nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao được năng lực trình độ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn GDTC của nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC đổi mới phương pháp dạy học thông qua các hình thức như: sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, tổ chức Hội thảo, thăm lớp, dự giờhay các Hội thi giáo viên giỏi ...

Song với những hoạt động bồi dưỡng, thì việc giúp cho mỗi giáo viên nhận thức đúng và có ý thức tự giác nâng cao năng lực chuyên môn bằng con đường không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đấy là con đường quan trọng, hiệu quả nhất.

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất

Trong quản lý quá trình đào tạo thì công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt có thể đánh giá được trình độ năng lực của người học, mặt khác có thể đảm bảo tính công bằng xã hội; từ đó tăng thêm lòng tin và ý thức phấn đấu trong học tập của học sinh.

Việc đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.

Việc đánh giá kết quả GDTC cần thúc đẩy và hỗ trợ HS phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của học sinh tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường.

chuẩn đánh giá nhằm đánh giá hoạt động dạy, học một cách khoa học, chính xác có sự kết hợp giữa các phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh một cách khách quan, chính xác, công bằng.... Đánh giá phải mang tính toàn diện, có tác dụng tạo động lực cho hoạt động dạy và học môn GDTC.

Để quản lý tốt quá trình học tập của học sinh, Hiệu trưởng còn cần chỉ đạo bộ môn tăng cường các hoạt động phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường. Đồng thời cần phải phối hợp cả với các trường bạn, với xã hội, với gia đình thì mới có thể thu được hiệu ứng tổng thể của quản lý. Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh trong hoạt động học tập môn thể dục, quá trình tự học tập tự rèn luyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý giáo dục thể chất.

Trong quản lý chuyên môn thì công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với môn học có ý nghĩa quan trọng. Một mặt có thể đánh giá được trình độ năng lực của người học để giúp cho cơ quan sử dụng người sử dụng đúng mục đích, mặt khác có thể đảm bảo tính công bằng xã hội; từ đó tăng thêm lòng tin và ý thức phấn đấu trong học tập của học sinh.

Khi chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Hiệu trưởng cần định hướng phương pháp thi kiểm tra môn học cho bộ môn, cần có sự vận dụng, phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá để nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh một cách khách quan, chính xác, công bằng. Đánh giá phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động dạy và học thể dục trong trường THCS. Đánh giá phải được tiến hành thường xuyên liên tục, có tính hệ thống, nội dung đánh giá phải mang tính toàn diện. Hiệu trưởng cần có những biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các chuẩn đánh giá nhằm đánh giá hoạt động dạy học một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)