Biệnpháp 1: Tổ chức nângcao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về va

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biệnpháp quảnlý hoạt động Giáo dục thể chấtcho học sinh các trường THCS

3.2.1. Biệnpháp 1: Tổ chức nângcao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về va

trò của hoạt động GDTC cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong mọi hoạt động có ý thức của con người đều bắt nguồn từ hoạt động nhận thức. Khi một sự việc được hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích, tác dụng của nó sẽ tạo ra động cơ và ý thức tự giác, tích cực thực hiện nó. GDTC là một hoạt động giáo dục không thể thiếu được trong xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại. Song tác dụng, hiệu quả, lợi ích của GDTC không thể gặt hái ngay được mà phải trải qua sự kiên trì tập luyện hệ thống, liên tục mới có được; vả lại con người ta sinh ra đã có nền thể lực nhất định nên đôi khi làm cho con người chưa cảm thấy “thiếu” như sự “thiếu vắng” các vật chất hữu hình khác.

Chính vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục hình thức cho CBQL, GV về vai trò, lợi ích, tác dụng của GDTC trong quá trình học tập ở nhà trường cũng như RLTT trong suốt cuộc đời có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp cho các em học sinh THCS có được ý thức, động cơ, tinh thần tham gia các hoạt động GDTC một cách tự giác tích cực. Từ đó mới có thể đạt được hiệu quả GDTC như mong muốn.

Tóm lại, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhằm giúp cho mọi người có nhận thức và thái độ đúng mực về tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện thể dục trong nhà trường, từ đó có những biện pháp tổ chức giảng dạy học tập và rèn luyện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Dựa trên cơ sở đề xuất giải pháp trình bày ở phần trên, dựa vào lý luận quản lý giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, tham khảo các kết quả nghiên cứu quản lý của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức cho đối tượng quản lý như sau:

- Đối với giáo viên, sử dụng biện pháp phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tăng cường giáo dục cho các giáo viên về các nội dung: vị trí, lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các hình thức như nói chuyện chuyên đề về quan điểm Đảng và Nhà nước ta, về công tác GDTC trong trường học hoặc thông qua hình thức thi tìm hiểu về lợi ích, tác dụng, vai trò của GDTC đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường như dưới đây:

+ Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ CBQL, GVCN hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong việc giáo

dục toàn diện HS để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.

+ Cần làm cho đội ngũ CBQL, GVCN hiểu rằng hoạt động GDTC không phải là việc riêng của GV GDTC mà là việc làm của tập thể GV tham gia tổ chức hoạt động tham vấn.

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động GDTC phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, GVCN trong trường để kịp thời nắm bắt và có biện pháp phối hợp cho nhịp nhàng trong hoạt động.

+ Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức các chuyên đề tham vấn để huy động HS tham gia tích cực hơn.

- Đối với học sinh THCS có thể sử dụng các biện pháp sau:

+ Biện pháp phối hợp với Đoàn thanh niên, … để tổ chức các buổi ngoại khoá tìm hiểu về mục đích, tác dụng của luyện tập các môn thể thao cho học sinh.

+ Tổ chức các buổi phát thanh hoặc viết báo tường về chuyên đề tìm hiểu về TDTT và GDTC.

+ Tổ chức thi tìm hiểu về lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong việc phấn đấu trở thành người học sinh phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ.

- Thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, nhà trường tuyên truyền cho HS về vai trò, tầm quan trọng của sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đồng thời làm cho HSnhận thức được những lợi ích khi được giúp đỡ từ hoạt động GDTC. Qua đó, HS ý thức được tính phổ thông của nhu cầu tham vấn bởi ai cũng có những lúc, những vấn đề cần được hỗ trợ tư vấn tâm lý vì đây là một nhu cầu bình thường của con người.

- GVCN phải thường xuyên tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm, nhu cầu HS để có sự điều chỉnh về nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp để có tác động tốt đến từng đối tượng HS nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

- Phải đa dạng các hình thức tham vấn, nội dung sinh hoạt chuyên đề, rèn kỹ năng cho HS làm cho hoạt động này phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức nhằm làm cho học sinh cảm thấy yêu thích, tin tưởng tích cực tham gia góp phần nâng cao nhận thức cho HS về hoạt động.

Các biện pháp tuyên truyền giáo dục đều có thể tiến hành theo định kỳ mỗi học kỳ một lần đối với giáo viên và hàng tháng hoặc gắn với các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày Thể thao Việt Nam, ngày kỹ niệm thành lập trường… để tuyên truyền giáo dục về vai trò, lợi ích, tác dụng của GDTC và RLTT.

Ngoài ra cần kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, vị trí, vai trò của GDTC qua các đại hội TDTT hoặc các cuộc thi đấu thể thao trong nhà trường, tạo nên một hoạt động đồng bộ, liên tục trong việc giáo dục nhận thức đúng về vai trò GDTC cho học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

việc giáo dục thể chất cho cán bộ, giáo viên, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục động viên, tổ chức các hoạt động phong trào đa dạng phong phú để mọi người có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Đối với giáo viên giảng dạy môn thể dục và học sinh cần phải tổ chức học tập các văn bản pháp quy về giáo dục thể chất để cán bộ giáo viên và học sinh được biết, làm theo đúng quy định của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)