Chỉ tiêu Tỷ trọng (%)
Doanh thu buồng phòng 77.5
Doanh thu nhà hàng 15.5
Doanh thu Spa 4.65
Doanh thu khác 2.35
Biều đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ Cơ cấu doanh thu có thể thấy rõ rằng : Trên phương diện lí thuyết và phương diện thực tế, trong kinh doanh khách sạn, hoạt động kinh doanh lưu trú đóng vai trị vơ cùng quan trọng và cốt cán, chiếm từ 70% trở lên. Cụ thể có thể thấy ngay tại Vian Hotel, doanh thu lưu trú từ bộ phận buồng phòng lên tới 77.5% tổng doanh thu, về tuyệt đối có thể thấy rằng doanh thu của buồng phòng cao gấp 6 lần doanh thu nhà hàng, gấp hần 17 lần doanh thu của hoạt động bổ sung như Spa.
Đứng thứ 2 là doanh thu từ hoạt động kinh doanh ăn uống mà cụ thể là nhà hàng chiếm 15.5 %.Đứng vị trí số 3 là doanh thu đến từ Spa với 4.65% và doanh thu từ các hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 2.35%.
Từ việc phân tích bảng số liệu và doanh thu, ta cũng có thể thấy sự biến đổi về cơ cấu doanh thu trong giai đoạn 2014-2016 của khách sạn hầu như không thay đổi. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng về doanh thu của từng bộ phận và của cả khách sạn thống nhất qua các năm.
2.3.1.2.Chi Phí
Bảng 2.11: Bảng thể hiện chi phí tại Vian Hotel
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
tốc độ tăng trưởng
2015/2014 2016/2015 Chênh lệch tỷ trọng (%) Chênh lệch tỷ trọng (%)
chi phí điện nước 687.892.500 740.743.500 799.875.000 52.851.000 107,68 59.131.500 108 chi phí lương 1.800.000.00 0 1.800.000.00 0 1.800.000.00 0 0 100 0 100 chi phí thực phẩm buffet sáng 756.681.750 814.817.850 879.862.500 58.136.100 107,68 65.044.650 108 cp thực phẩm tiệc 550.314.000 592.594.800 639.900.000 42.280.800 107,68 47.305.200 108 cp đồ miễn phí phịng 206.367.750 222.223.050 239.962.500 15.855.300 107,68 17.739.450 108 chi phí spa 103.183.875 111.111.525 119.981.250 7.927.650 107,68 8.869.725 108 văn phòng phẩm 30.000.000 30.000.000 30.000.000 0 100 0 100 chi phí khác 20.636.775 22.222.305 23.996.250 1.585.530 107,68 1.773.945 108 tổng chi phí 4.155.076.65 0 4.333.713.03 0 4.533.577.50 0 178.636.38 0 ------------ 199.864.47 0 -------------- (Nguồn: phịng kế tốn khách sạn Vian) Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: Tổng chi phí tăng nhẹ và khá ổn định qua các năm. Năm 2014, tổng chi phí là 4.155.076.650 VND, năm 2016 đạt 4.533.577.500 VND, tức tăng một lượng 378.500.850 VND. Về tốc độ tăng trưởng,năm 2015/2014 tốc độ tăng trưởng là 104,2992 %, năm 2016 tốc độ này tăng một lượng rất nhỏ là 0.3127 % so với giai đoạn 2015/2014. Cũng có thể thấy được tốc độ tăng của các chi phí thành phần cao hơn hẳn tốc độ tăng của tổng chi phí: năm 2015 tốc độ tăng trưởng của các chi phí thành phần là 107.683%
trong khi tốc độ tăng của tổng chi phí chỉ có 104.2992% ( chênh lệch nhau 3.3838%). Tương tự năm 2016, tốc độ tăng trưởng chi phí thành phần là 107.9827% trong khi tốc độ tăng tổng chi phí là 104.119% ( lệch nhau 3.8637%). Sở dĩ có điều này vì lượng khách đến với khách sạn tăng qua các năm vì vậy chi phí cho hoạt động dịch vụ chính, bổ sung để phục vụ khách cũng phải tăng theo, hơn nữa, thị trưởng cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn ngày một khốc liệt, buộc các chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo phải tăng theo. Việc chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của chi phi thành phần và tổng chi phí là một tín hiệu đáng mừng trong việc kiểm sốt chi phí của ban quản lí khách sạn,mặc dù chi phí thành phần tăng cao hơn tổngchi phí nhưng ban quản lí đã nổ lực phân bổ, điều tiết nguồn lực tài chính, giảm tối thiểu nhất việc tăng của chi phí. Đây thực sự là một điều rất đáng hoan nghênh.
Cụ thể các chi phí thành phần biến đổi ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây:
-Chi phí lương và chi phí văn phịng phẩm là 2 chi phí khơng thay đổi trong 3 năm qua. Cụ thể:
Chi phí lương của khách sạn là 1.800.000.000 VND cho 42 nhân viên khách sạn trong khách sạn, trong đó có tháng lương thứ 13, như vậy lương trung bình của của một nhân viên trong khách sạn dao động từ 3.200.000 VND đến 4.000.000 VND, tùy vào vị trí cơng việc hay chức vụ, Bên cạnh đó cũng có thể thấy được, chi phí lương là chi phí cao nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn, gấp 2.6 lần chi phí điện nước, gấp gần 2.4 lần chi phí thực phẩm buffet.
Chi phí văn phịng phẩm gồm các chi phí liên quan tới các vật dụng như bút, giấy, mực, kệ sử dụng cho công tác kinh doanh và hành chính văn phịng của khách sạn. Chi phí này khơng thay đổi qua các năm, cụ thể giai đoạn 2014-2016 chi phí này 30.000.000 VND
Đồng thời từ bảng số liệu ta cũng có thể thấy được chi phí có sự chênh lệch rõ ràng và đều có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể:
-Sau chi phí lương là chi phí cho thực phẩm buffet. Do chính sách giá của khách sạn ln bao gồm cả gói ăn sáng miễn phí tại khách sạn nên nguồn lực tài chính cần cung cấp cho nhà hàng đêỷ duy trì hoạt động là vơ cùng lớn, khơng chỉ là chi phí về thực phẩm mà cịn chi phí về nguồn nhân lực cho hoạt động phục vụ và chế biến của bếp. Năm 2014, chi phí cho thực phẩm là 756.681.750 VND, đến năm 2015 chi phí này tăng lên một lượng là 58.136.100 VND, đến năm 2016 chi phí này lại tăng thêm một lượng nữa là 65.044.650 VND nâng chi phí này đạt 814.817.850 VND. Tốc độ tăng trưởng tăng nhẹ từ 107.68% lên 108 % vào năm 2016.
-Đứng thứ ba là chi phí điện nước: Một khách sạn hoạt động không thể thiếu năng lượng như điện và nước. Vì đây là 2 điều kiện quan trọng đầu vào để vận hành máy móc. Hơn thế nữa, du lịch, đặc biệt là khách sạn là lĩnh vực kinh doanh cần sử dụng một số lượng kha khá máy móc thiết bị liên tục 24/7 như: hệ thống phần mềm check-in, check-out quản lí khách, phần mềm kế tốn, điện thắp sáng xung quanh và trong khách sạn. Nước đáp ứng yêu cầu “ luôn sạch sẽ” của cả khách sạn, như các hoạt động dọn dẹp phòng, cầu thang, giặt ủi đồ vài, đồ sứ.., cơng cụ dụng cụ nói chung. Chưa kể cường độ liên tục của 2 nguồn lực này do hàng trăm khách có nhu cầu sử dụng trong phòng. Năm 2014, chi phí điện nước là 687.892.500 VND, năm 2015 tăng lên 740.743.500, tốc độ tăng trưởng về chi phí đạt 107.68%; năm 2016 chi phí này lại tăng thêm 59.131.500 VND, về tỷ trọng tăng lên 1% so với năm 2015.
-Tiếp đến là chi phí thực phẩm tiệc. Tiệc, hội nghị là một trong những dịch vụ bổ sung của khách sạn Vian. Với quy mô của một khách sạn 3 sao với giá cả phù hợp, Vian là điểm đến được nhiều khách sạn và Resort lớn trong khu vực lựa chọn để tổ chức tiệc kỉ niệm, tiệc cuối năm cho nhân viên. Khách sạn cũng là nơi các tổ chức du lịch của Sở, thành phố chọn làm nơi hội họp. Chính vì vậy mặc dù tiệc chỉ là dịch vụ bổ sung nhưng đóng góp rất tích cực cho doanh thu của hoạt động kinh doanh ăn uống nói riêng và của cả khách sạn nói chung.
Đây cũng là lí do khiến chi phí thực phẩm cho tiệc trong danh sách chi phí đứng vị trí cao thứ 4. Cụ thể năm 2014, chi phí thực phẩm cho tiệc là 550.314.000 VND, năm 2015 tăng lên thành 592.594.800 VND, năm 2016 chi phí đạt tốc độ tăng trưởng là 108 % so với 2015, tức đạt 639.900.000 VND.
-Chi phí đồ miễn phí phịng: Khi đến với Vian, khách hàng sẽ được tặng trái cây và hoa miễn phí trong ngày đầu tiên với hạng phịng Junior Suite City View và phịng Ocean View. Chi phí này tuy khơng cao nhưng cũng là một phần tốn kém vào tài chính của khách sạn, góp phần mang thêm nhiều lợi ích, trải nghiệm cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt về Vian trong lịng khách. Năm 2014, chi phí cho đồ miễn phí tại phịng là 206.367.750 VND, năm 2016 cùng với sự tăng lên của cơng suất phịng, lượng khách, Chi phí này tăng lên 239.962.500 VND, tức tăng 33.594.750 VND so với 2014.
-Chi phí cho Spa : là chi phí nhỏ nhất trong các chi phí cho hoạt động kinh doanh của khách sạn ( ngoại trừ các chi phí phát sinh khác). Có sự tỉ lệ thuận về sự tăng giữa chi phí với doanh thu và cơng suất phịng. Khi cơng suất phịng tăng từ 54% ( năm 2014) lên 56% ( năm 016 ) thì lượng khách sử dụng dịch vụ Spa cũng tăng lên. Đồng thời có thể thấy rằng, giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn dịch vụ Spa bắt đầu nổi trội và trở thành ngành hot tại thị trường du lịch Đà Nẵng, nhiều cơ sở mới mọc lên, vì vậy chi phí quảng cáo dành cho dịch vụ Spa và chi phí mua các dược liệu, thảo mộc bị đẩy lên cao. Cụ thể năm 2014 chi phí cho Spa là 103.183.875 VND, đến năm 2016 chi phí này tăng lên một lượng là 8.89.725 VND, tức chi phí đạt 119.981.250 VND, tốc độ tăng trưởng đạt 108 % so với năm 2015.
-Các chi phí khác: tăng khá nhẹ và đều qua các năm, một phần vì chi phí này chiếm tỉ trọng khá nhỏ, một phần vì khách sạn đã đi vào hoạt động ổn định với các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, nhà cung cấp… nên chi phí này tăng rất ít qua các năm. Năm 2014-2015 chi phí tăng 1.585.530 VND, năm 2015-2016 chi phí này tăng 1.773.945 VND, đạt 23.996.250 vào năm 2016.
2.3.1.3.Lợi nhuận
Bảng 2.12: Bảng thể hiện lợi nhuận tại Vian Hotel
Lợi nhuận 2014 2015 2016 tốc độ tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng 4.718.736.60 0 5.221.878.120 5.784.810.00 0 503.141.520 110,66 562.931.88 0 110,78 (Nguồn: phịng kế tốn khách sạn Vian) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận tại Vian Hotel trong năm 2014-2016
Cũng như doanh thu và chi phí, lợi nhuận của khách sạn tăng đều và nhẹ qua các năm.
Năm 2014, lợi nhuận khách sạn là 4.718.736.600 VND, năm 2015 lợi nhuận khách sạn là 5.221.878.120 VND, tăng 503.141.520 VND so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng đạt 110.66 %. Năm 2016. Lợi nhuận tăng nhẹ lên 5.784.810.000 VND, tốc độ tăng trưởng đạt 110.78 %, chỉ tăng 0.12% lợi nhuân so với năm 2015, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí ( tốc độ tăng của chi phí là 107.68 năm 2015 và 108 %
năm 2016), đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc kinh doanh khách sạn. Việc lợi nhuận tăng lên cũng thể hiện những tác động tích cực từ các chính sách của Đảng và thành phố Đà Nẵng dành cho du lịch như “ Người Việt du lịch Việt Nam, mỗi chuyến đi thêm yêu tổ quốc”, đưa du lịch lên làm mũi nhọn phát triển kinh tế, xúc tiến các hội chợ thương mại lớn như “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”…. hàng loạt các biện pháp xúc tiến quảng bá, mở lối cho ngành du lịch đã khiến thị trường Đà Nẵng có nhiều hơn những nhà cung ứng cho khách sạn lớn như Big C, Metro, Người Sành Ăn… cùng các nhà cung ứng nhỏ giúp giảm giá các mặt hàng xuống, nâng cao chất lượng hơn để cạnh tranh. Đồng thời nhiều tổ chức tín dụng cho vay lãi cũng có nhiều gói cho vay cho các đối tượng khách sạn với lãi suất ưu đãi … những tác động trên đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí chìm, chi phí nổi, lợi nhuận từ đó mà tăng lên.
2.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận chính
2.3.2.1. Kết quả kinh doanh bộ phận buồng phòng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chực buồng phòng
(Nguồn: phòng nhân sự khách sạn Vian)
Chức năng:
Trưởng bộ phận buồng: phải quản lý toàn diện các buồng tại các tầng, đảm bảo các khâu phục vụ diễn ra bình thường, thực hiện với chất lượng tốt, có nhiệm vụ cụ thể.
+ Tổ chức hội ý trước giờ vào ca hàng ngày để bố trí cơng việc hàng ngày, kiểm tra dáng mạo ,đồng phục, vệ sinh cá nhân của nhân viên mình.
+ Phân cơng ca làm, điều phối nhân lực, kiểm tra công việc của từng nhân viên để khen thưởng hay xử phạt nhân viên.
+ Nắm bắt tình hình khách, phịng ngủ, kiểm tra hàng ngày và báo cáo kết quả kiểm tra lên Ban Giám đốc.
+ Kiểm tra các phòng khách đã đặt trước để đảm bảo cho việc ăn nghỉ của khách. + Kiểm tra các phương tiện trong buồng khách, báo cáo và yêu cầu sửa chữa hư hỏng. + Lập kế hoạch và công tác vệ sinh định kỳ, đơn đốc nhân viên hồn thành cơng việc đột xuất. Giám sát bộ phận Buồng Phòng Tổ trưởng Nhân viên ca chiều Nhân viên ca tối Nhân viên vệ sinh hành lang Nhân viên trực Laudry Nhân viên ca sáng
Tổ trưởng bộ phận buồng là người chịu trách nhiệm các công việc:
+ Phối hợp với bộ phận bảo vệ để làm tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy. Kịp thời sao chép và báo cáo các hiện tượng khơng bình thường.
+ Lắng nghe ý kiến của khách hàng và giải quyết các phàn nàn của khách hàng càng nhanh càng tốt.
+ Hàng tháng kiểm tra chăn màn, đệm gối, và vật dụng khách đã dùng. Làm báo cáo xin lĩnh thêm.
+ Giám sát nhân viên phục vụ bàn giao chìa khóa.
+ Viết nhật kí cơng tác hàng ngày, làm tốt công tác được bàn giao.
Nhân viên các ca sáng, chiều tối có nhiệm vụ luân phiên nhau thực hiện các công việc như sau:
* Công việc buổi sáng:
- Nhận bàn giao công việc của ca đêm nắm được. - Số lượng buồng có khách là bao nhiêu.
- Số lượng khách mới đến (quốc tịch) xem khách ở phòng nào nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.
- Số lượng khách mới đi (để kiểm tra và làm vệ sinh phòng khách đã đi) sau đó vào sổ khách đi.
- Bàn giao tài sản vật tư. - Bàn giao chìa khóa.
- Sau khi bàn giao ca xong mỗi người đảm nhận phần việc của mình. Khi làm phòng phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho việc vệ sinh phòng như: bàn chải, khăn tắm, khăn mặt, ga gối, xà phòng, giấy vệ sinh…
- Nhận đồ giặt cho khách. - Tiễn khách-đón khách đến.
* Công việc buổi trưa:
- Nhận bàn giao công việc buổi sáng cịn lại và giải quyết các cơng việc đó. - Phục vụ các dịch vụ khác mà khách yêu cầu.
- Làm vệ sinh những buồng khách đã đi. - Đi đổi vải bị sứt chỉ, đồng phục, ga gối.
* Công việc buổi chiều:
- Trả đồ giặt là-nhận tiếp đồ giặt là.
- Kiểm tra hóa đơn những đồ uống minibar khách đã dùng và đặt hóa đơn mới khách ký.
- Phục vụ những dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu. - Tiếp tục vệ sinh những buồng khách vừa đi. - Giặt thảm những phịng khơng có khách. - Đón – tiễn khách .
* Công việc buổi tối – đêm:
- Làm tiếp những công việc ca chiều bàn giao lại phục vụ khách nước uống buổi tối và sáng hôm sau.
- Thay khăn các loại cho khách nếu khách yêu cầu. - Đặt bánh và lời chúc nhủ ngon của khách sạn.
- Gấp giường ngủ và lật vửa giường cho khách trước 9h tối để khách nghỉ.
- Vệ sinh lau chùi hành lang, cầu thang văn phòng các khu vực phụ: nhà xe, locker. - Bật tắt đèn bảo vệ trong phạm vi buồng phụ trách.
- Theo dõi mọi động tĩnh ở khu vực phòng khách và phục vụ những yêu cầu khách đề xuất: cho khách mượn cầu là, bàn là, đánh giầy…
Đối với số điện thoại nội bộ trong khách sạn thì có thể khơng cần thơng báo cho khách vì trong các phịng đều có máy điện thoại và ở trên mặt bàn làm việc đều có quyển hướng dẫn cách sử dụng để gọi các bộ phận trong khách sạn, nếu khách có nhu cầu gì ở bộ phận nào thì chỉ việc ấn số điện thoại của bộ phận đó để hỏi trực tiếp là được.