Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn vian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại VIAN HOTEL (Trang 126)

3.1.1. Phương hướng

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất kĩ thuật, khách sạn Đà Nẵng VIAN đã không ngừng thay đổi để hoàn thiện sản phẩm,phù hợp hơn với môi trường kinh doanh và nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Bên cạnh những lợi thế rất mạnh về vị trí, thì khách sạn cũng phải đứng trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

Trước tình hình đó, để nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế thì ban lãnh đạo khách sạn VIAN cần đề ra những phương hướng kinh doanh như sau:

- Thứ nhất, tăng thị phần của khách sạn: trong thời gian tới khách sạn tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh nhằm vào thị trường khách đoàn,khách hội nghị và các đối tượng khách có thu nhập khá nhiều hơn nữa. Ngoài đối tượng khách thường xuyên đến từ Châu Á với thị trường trọng điểm là Trung Quốc và Hàn Quốc thì khách sạn chú trọng hướng tới thị trường khách Châu Âu, Châu Mỹ, tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ với các Bộ, Ban, Ngành cũng như mối quan hệ với các công ty du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút khách du lịch từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo ra nguồn khách thường xuyên.

- Thứ hai, khách sạn hướng tới xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tốt là một yếu tố để hấp dẫn khách đến với khách sạn. Tập trung mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ bằng các biện pháp cụ thể, đầu tư cơ bản hợp lý. Tập trung đổi mới trang thiết bị và cải tạo khách sạn đúng với tầm cỡ 3 sao.

- Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên, tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính toán và sử dụng hợp lý đội ngũ nhân viên nhằm sử dụng có hiệu quả nhất đội ngũ lao động. Đồng thời, khách sạn cũng hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân viên sao cho xứng đáng với sức lao động của họ.

- Thứ tư, đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung nhằm tạo sức hấp dẫn để thu hút khách quốc tế và tăng tỷ trọng khách nội địa.

- Thứ năm, thực hiện tốt hơn các các chiến lược kinh doanh đã đề ra một cách khoa học và hiệu quả như: không ngừng tăng cường công tác quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của khách sạn dưới nhiều hình thức khác nhau, xác định vị thế của khách sạn trên thị trường, thực hiện chính sách giá cả, chiến lược sản phẩm. Đặc biệt, khách sạn xây dựng những chính sách giá ưu đãi vào thời điểm vắng khách.

- Xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện giữa các bộ phận và các nhân viên trong khách sạn. Từ đó xây dựng và hình thành nên văn hóa làm việc trong khách sạn.

- Đặc biệt, phát triển khách sạn theo hướng “thân thiện với môi trường”, đảm bảo an toàn về vệ sinh, các chỉ tiêu chung về du lịch, góp phần nâng cao thương hiệu của khách sạn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

3.1.2. Mục tiêu

Với những phương hướng phát triển như đã nêu ở trên, cùng sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên khách sạn,phấn đấu từ nay đến năm 2019 khách sạn có đủ điều kiện và có khả năng cạnh tranh được với các khách sạn cùng hạng cũng như các khách sạn khác trên thị trường Đà Nẵng.

Phải đạt lợi nhuận cao. Muốn đạt lợi nhuận cao thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí . Tuy nhiên việc giảm chi phí phải đảm bảo hợp lý và không làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, không cắt giảm lương, thưởng của công nhân viên và các chi phí hợp lý khác.

Dựa trên cơ sở tỷ lệ thuận so với doanh thu qua các năm, khách sạn phấn đấu trong những năm tới doanh thu tăng từ 10% - 15%. Đặc biệt đẩy mạnh doanh thu các dịch vụ bổ sung.

Phấn đấu duy trì và nâng công suất sử dụng bình quân từ 70 - 80%.

Triệt để khai thác các nguồn khách nội địa và quốc tế để tăng doanh thu. Thị trường khách hiện nay mà khách sạn hướng đến là khách nội địa và khách Hàn Quốc.

Để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự quyết tâm phấn đấu của ban giám đốc cùng tất cả các nhân viên không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường dịch vụ bổ sung để tăng thêm lượng khách đến khách sạn.

3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp3.2.1. Môi trường Vĩ mô 3.2.1. Môi trường Vĩ mô

3.2.1.1.Môi trường kinh tế

Sự phát triển du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao do trước hết nó khai thác những giá trị tài nguyên sẵn có cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Ngược lại, kinh tế thúc đẩy cầu du lịch, kinh tế phát triển đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống nhân dân và gia tăng nhu cầu giải trí, đi du lịch của họ. Kinh tế thúc đẩy cung du lịch, kinh tế phát triển ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng đón tiếp, nó thể hiện ở mức độ trang bị các thiết bị tại điểm du lịch, duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật nghành và cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội

Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%. Là thành tựu hết sức quan trọng, nếu xét trong điều kiện rất khó khăn thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu… (bảng 1) như hiện nay.

Cụ thể, nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2015 con số này đã là 2.228 USD. Sau 10 năm gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt ở mức khả quan, bình quân là 1.600 USD đầu người, mức sống của người dân đã được cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam trong 10 năm qua tuy có suy giảm trong năm 2009 nhưng vẫn đạt ở mức khá cao, năm 2016 là 80,5%, thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN.

Sản xuất nông nghiệp thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh vẫn đảm bảo sản xuất ổn định. Năm 2015, sản lượng lúa đã đạt ở mức cao, khoảng 44,75 triệu tấn,. Mức lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 546,4 kg và xuất khẩu các sản phẩm từ khu vực nông nghiệp đạt mức cao trên 20,6 tỷ USD.

Khu vực sản xuất công nghiệp thường có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng từ giai đoạn năm 2007-2011 chịu ảnh hưởng lớn của tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công… làm cho tăng trưởng chậm lại và hiệu quả đầu tư kinh doanh thấp. Giai đoạn 2011-2015 sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; chỉ số phát triển công

nghiệp 2015 tăng khoảng 10%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Cơ cấu trong nội bộ ngành Công nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ tăng trưởng được duy trì và là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP của 10 năm (2007-2016) đạt tương ứng là 46,5%, 41,5%, 42,7%, 41,1%, 33,3%, 31,1%, 30,5%, 31,0%, 30,5% cho các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, đạt 31,0% theo kế hoạch năm 2016. Năm 2007, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 532,1 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016 dự kiến đạt 1.588 nghìn tỷ đồng, bằng 31,0% GDP. Vốn FDI trong 10 năm (2007-2016), thực hiện được khoảng 112,23 tỷ USD. FDI thực hiện bình quân mỗi năm từ khi gia nhập WTO đạt là 11,22 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2015).

Xuất, nhập khẩu 10 năm qua đạt được những kết quả vượt trội nhờ mở rộng thị trường. Nổi bật, năm 2015, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 162,4 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007, tăng 8,1% so với năm 2014, trong đó khu vực FDI (không kể dầu thô) đạt 111,3 tỷ USD, tăng 18,5%. Năm 2015 có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015 mức nhập siêu được cải thiện hơn và năm 2012 Việt Nam đã có thặng dư thương mại trên 700 triệu USD, năm 2014 là 2,337 tỷ USD và năm 2015 Việt Nam trở lại nhập siêu 3,17 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu (Đặng Thị Thúy Hồng, 2016). Nhập siêu giảm là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Về các mặt xã hội và bảo vệ môi trường, 10 năm qua trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và các hoạt động văn hóa xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội của

Đảng và Nhà nước đã giảm bớt khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Song cũng phải nhìn nhận lại những vấn đề nổi cộm gần đây cuả nền kinh tế Việt Nam như sự cố ô nhiễm biển nặng, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài kỉ lục tại Đồng Bằng sông Cửu Long… làm hư hại vựa lúa lớn cả nước, nông nghiệp trở thành khu vực có mức độ tăng trưởng thấp nhất từ năm 2011 tới nay, tốc độ tăng trưởng năm 2016 không đạt mức kế hoạch đặt ra. Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam luôn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so với các nước khác. Điều này, chứng tỏ hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, khu vực chiếm tỉ trọng ngày càng cao và luôn tăng trưởng bên vững phải kể tới ngàn dịch vụ mà tiêu biểu là du lịch. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, trong 10 năm qua mặc dù hai năm 2008, 2009 còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đạt mức bình quân là 6,75%, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của nền kinh tế. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,27%. Doanh thu du lịch đạt mức cao khoảng 240 nghìn tỷ đồng năm 2015, đạt 400 nghìn tỷ năm 2016. Du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 đạt 9 triệu lượt so với 4,2 triệu năm 2007, khách nội địa đạt 42 triệu năm 2016. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng với chất lượng được cải thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và có sức cạnh tranh trên thị trường.

Đà Nẵng là một thành phố trẻ và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch, những năm qua nhờ tập trung phát triển du lịch, dịch vụ mà bất động sản Đà Nẵng tăng liên tục, trở thành vùng đất vàng cho các dự án đầu tư mang tầm cỡ quốc tế, các thương hiệu quốc tế như Hyatt, IHG, Hilton, Accor….

Cùng với những chính sách mở của của tổng cụ du lịch Việt Nam,trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu khách quốc tế; 66 triệu lượt khách nội địa. Cùng với đó, Tổng cục đặt mục tiêu tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ dồng. Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Những thuận lợi và khó khăn trên hứa hẹn sẽ mang đến một tương lai đầy sáng lạn và triển vọng phát triển vượt bậc, bức phá cho ngành kinh doanh lưu trú, là cơ hội không thể nào tốt hơn cho Vian.

3.2.1.2.Môi trường chính trị- pháp luật

Trong tâm lý mỗi con người, ai cũng muốn đặt sự an toàn lên trên hết khi lựa chọn địa điểm đến để du lịch và Việt Nam chúng ta là một trong những sự lựa chọn thích hợp, đáp ứng được tâm lý của khách như vậy. Bên cạnh việc hợp tác về kinh tế chính trị có bước chuyển biến tích cực, thê giới tiếp tục đôi đầu với những diễn biến kho lường và không kiểm soát được. Cũng trong năm vừa qua trên thế giới xảy ra nhiều sự kiện tác động xấu đến môi trường an ninh quốc tế.

Năm 2016 là một năm mà tình hình chính trị Việt Nam không mấy ổn định như trước. Khi sự cố Fomosa tải hàng ngàn tấn hóa chất xuống biển làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, công ăn việc làm của người dân dọc suốt 4 tỉnh miền Trung nước ta. Dân chúng oán than khắp nơi, cả nước hoang mang trước những hậu quả khôn lường của việc quản lí lỏng lẻo của nhà nước với các tập đoàn nước ngoài, nhiều tổ chức người dân biểu tình, đập phá, báo chi và các trang mạng xã hội cũng tràn ngập những chủ đề nóng về vụ việc này. Lợi dụng thời điểm này nhiều đối tượng phản động và những người xấu đã trục lợi,nhảo bang nhà nước, gây nên hỗn loạn cục bộ. Cuộc sống của người dân miền Trung trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi nguồn thu nhập chính không còn, không thể ra khơi…. Đây thực sự là sự cố vô cùng lớn với ngành du lịch và với Huế, Đà Nẵng khi nền kinh tế có ngàng dịch vụ du lịch là ngành mũi nhọn.

Tuy nhiên thời gian gần đây, vụ việc dường như đã chìm xuống, người dân cũng tự tìm đường làm ăn thay vì ra khơi khai thác cá như trước, chính phủ và công ty Fomosa cũng đã có những biện pháp khắc phục và bồi thường cho người dân. Các tổ chức Hải Dương Học và Tổng cục Du Lịch cũng đã vào cuộc nghiên cứu và đo lường chỉ số hóa chất độc hại, trả lại sự “ trong sạch” cho biển Đà Nẵng. Du lịch biển Đà Nẵng dần bước ra những tin đồn thất thiệt và tiếp tục giữ vững đà phát triển.

Về mặt pháp luật hầu như chưa có nhiều sự thay đổi dù Quốc hội đã có những dự thảo văn bản luật Du lịch mới với một vài điểm mới cho doanh nghiệp lữ hành và đối tượng được cấp thẻ hướng dẫn viên nhưng dự thảo luật này vẫn chưa được thông qua. Ngoài ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm xuống 20% cho các doanh nghiệp, đây là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn trên 20 tỷ đồng.

Về Đà Nẵng, ngoài chịu những chi phối chung của nhà nước, Đà Nẵng là thành phố nổi tiếng đáng sống với sự yên bình, mức độ tội phảm thấp nhất cả nước, tình hình an ninh rất tốt với những chính sách mở cửa, cạnh tran bình đẳng là mảnh đất đáng để đến cho khách du lịch nghỉ dưỡng.

3.2.1.3.Môi trường văn hóa – xã hôi

Việt Nam mang trong mình giá trị của bốn nghìn năm lịch sử, nhiều giá trị văn hóa còn lưu giữ cho đến ngày nay. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu chuộng hòa bình, thân thiện và rất hiếu khách. Nhiều công trình có giá trị lich sử và văn hóa không chỉ với Việt Nam mà

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại VIAN HOTEL (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w