1.1.3.4 .Phân loại khách sạn theo mức độ cung ứng dịch vụ
1.1.5.3. kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra. Ở những cơ sở lưu trú du lịch có thứ hạng càng cao, địi hỏi dịch vụ cung cấp phải có chất lượng càng cao, khơng cho phép có lỗi. Để đạt được điều đó, các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn phải
phân cơng bố trí cơng việc cho nhân viên phục vụ theo hướng chun mơn hóa cao ( mỗi người chỉ thực hiện một cơng đợn của q trình phục vụ mà thơi ). Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các bộ phận khác nhau và thậm chí trong cùng một bộ phận nghiệp vụ hầu như khơng thể thực hiện được. Đó là lí do giải thích tại sao các khách sạn buộc phải sử dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn và số lượng phục vụ tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng của khách sạn đó.
Mặt khác, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này, các nhà quản lí khách sạn ln phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, giảm thiểu chi phí này mà khơng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của khách sạn, khó khăn cả trong cơng tác tuyển mộ, lựa chọn và phân cơng bố trí nguồn lực của mình. Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, các nhà quản lí khách sạn thường coi việc cắt giảm chi phí lao động một cách hợp lí là một thách thức rất lớn với họ.