Chính sách phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại VIAN HOTEL (Trang 104 - 109)

Ngành du lịch có phát triển được hay chỉ mang tính chất tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển ngành của nhà nước. Mặc dù phát triển du lịch muộn hơn nhiều nước so với thế giới và chịu sự ảnh hưởng của nhiều cuộc khủng khoảng kinh tế, nhiều xu hướng nhưng qua năm tháng ngành du lịch đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế đạt khoảng 5,7%/năm, khách nội địa đạt khoảng 16,3%/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt tăng trưởng

trung bình khoảng 25%/năm. Tính 11 tháng đầu năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 7 triệu lượt, khách nội địa đạt 53,8 triệu lượt tổng thu từ khách du lịch đạt gần 313 nghìn tỷ đồng. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP.

Giai đoạn vừa qua cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú. Đến nay, cả nước đã có gần 20 nghìn cơ sở lưu trú với 419.280 buồng, đạt tăng trưởng trung bình số buồng là 15,87%/năm; trong đó có 91 cơ sở hạng 5 sao, 219 cơ sở hạng 4 sao, 442 cơ sở hạng 3 sao. Đặc biệt, sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược ở trong nước và quốc tế vào lĩnh vực này đã góp phần quan trọng mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp, qua đó tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Các chính sách xúc tiến quảng bá được tăng cường mạnh mẽ, đổi mới cả về nội dung và hình thức, quảng bá hình ảnh Việt Nam – vẻ đẹp bất tận. Ngoài việc tham gia các hội chợ, mời báo chí nước ngoài đến tìm hiểu sản phẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch... những cách thức mới cũng được tiếp cận và áp dụng như xúc tiến qua các kênh internet, mạng xã hội, thiết lập quan hệ công chúng... Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong xúc tiến quảng bá, liên kết giữa điện ảnh, truyền hình và du lịch đã ngày càng được chú trọng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng sâu rộng, góp phần quan trọng mở rộng thị trường nguồn khách quốc tế cho du lịch Việt Nam. Tiếp nối là hoạt động miễn thị thực cho công dân Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy từ ngày 1/7/2016,với thời hạn tạm trú ở Việt Nam không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;Việt Nam cũng đang miễn thị thực đơn phương cho du khách đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nga, Belarus, cũng như miễn thị thực song phương cho 9 nước ASEAN đã thu hút nhiều hơn những lượng khách tới Việt Nam du lịch, đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng về du lịch như:

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO vinh danh vào Danh sách Di sản thế giới lần thứ hai; Hang Sơn Đoòng được truyền hình ABC (Mỹ) phát sóng trực tiếp qua chương trình "Chào buổi sáng"; Chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du lịch Việt Nam - Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”; Chính phủ ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch; Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam lần thứ ba; Nhiều điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam được các trang mạng, tạp chí du lịch quốc tế bình chọn, trao thưởng; Clíp quảng bá du lịch Việt Nam phát sóng trên kênh truyền hình Travel Channel (Anh); Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa; Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort lần thứ hai được công nhận là khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới; Hội chợ Du lịch ITE HCMC 2015 lần thứ 11 với chủ đề “Một thập kỷ - Một khu vực - Một thế giới”…

Cùng với chính sách mở cửa với thế giới về du lịch là các chính sách đào tạo phát triển không ngừng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp không khói này. Nhiều trường được cho phép đào tạo nghề, cử nhân, thạc sĩ về du lịch khách sạn và lữ hành. Đối với các thành phố lớn, các nghiệp vụ du lịch như hướng dẫn, nhà hàng, bếp.. còn được đưa vào chương trình phát triển người trẻ nghèo vượt khó cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn, éo le. Nhờ vậy nguồn nhân lực du lịch đã tăng về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng. Đến năm 2015, có gần 555 nghìn lao động trực tiếp, 1.220.500 lao động gián tiếp, góp phần mang lại hiệu quả xã hội trong việc tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Với những nổ lực không ngừng nghỉ và những thành tựu đạt được, ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây quả thực là bằng chứng hùng hồn cho tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế.

Về Đà Nẵng, nổi tiếng là thành phố đáng sống nhất Việt Nam với thiên thời địa lợi nhân hòa, biển bao bọc phía đông, phía Tây tựa lưng vào núi hùng vĩ nên chẳng có lí do gì mà du lịch

lại không được ưu tiên. Nói một cách thực tế, Đà Nẵng có thể được xem là thành phố có chính sách du lịch cởi mở, thông thoáng và tốt nhất cả nước.

Về quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch:đầu tư tuyến đường lên đỉnh Sơn Trà giai đoạn 2 và các bãi tắm công cộng theo quy hoạch của thành phố; tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà; kêu gọi đầu tư các bến thuyền du lịch; xây dựng danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch lớn có sức hấp dẫn du khách; nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch để tăng cường hiệu quả khai thác các sản phẩm trọng điểm như: cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng…; đẩy mạnh rà soát, đôn đốc triển khai nhanh các dự án đầu tư du lịch hiện có.

Về sản phẩm du lịch: ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch đường sông, tham quan làng nghề, làng quê, du lịch mua sắm, giải trí và công vụ; hình thành các tour du lịch mới hấp dẫn như: du lịch MICE (MICE tour), du lịch văn hóa (Culture tour), du lịch nghỉ dưỡng (Relax tour), du lịch lễ hội (Festival tour), du lịch khám phá (Discovery tour), du lịch tìm vận may (Casino tour), du lịch thể thao (Golf tour), du lịch ẩm thực (Cuisine tour), du lịch tâm linh (Religious tour), du lịch tham quan thành phố (City tour).

Về xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng: cung cấp thông tin du lịch; tổ chức các sự kiện, famtrip, chương trình quảng bá du lịch; xuất bản ấn phẩm, website du lịch; liên kết hợp tác du lịch với các khu vực khác.

Đà Nẵng không ngừng phấn đấu trở thành thành phố dẫn đầu về du lịch trong cả nước, đặc biệt chú trọng vào khách Mice và tổ chức sự kiện. Bằng chứng là thời gian những năm trở lại đây, Đà Nẵng liên tục đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế như: cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, thể thao biển Châu Á, giải thuyển buồm quốc tế, và năm 2017 tổ chức hội nghị APEC cùng cuộc thi bắn pháo hoa kéo dài lên tới 2 tháng. Quả thực Đà Nẵng đang phát triển

không ngừng và luôn sôi động. Nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng, thêm nhiều thương hiệu khách sạn, resort nổi tiếng, quy mô đầu tư vào thành phố biển xinh đẹp này.

Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có 183 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.Trong 5 năm gần đây (2011-2015), lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 20,14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 25,4%, khách nội địa tăng 18,6%.

Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng bình quân 30,6%/năm. Năm 2014, tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,9% so với năm 2013. Năm 2015, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng tăng 20,5% so với 2014, và đạt 103,8% so với kế hoạch. Trong đó khách quốc tế khoảng 1.250.000 lượt, khách nội địa khoảng 3.350.000 lượt. Tổng thu từ du lịch của Đà Nẵng đạt khoảng 12.700 tỉ đồng, tăng 28,7% so với 2014. Khách du lịch đến Đà Nẵng bằng tàu và hàng không đều tăng cao. Năm 2015, thành phố đã đón 47 chuyến tàu với 22.614 lượt khách. Khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng khoảng 20.310 lượt, khách du lịch đường hàng không khoảng 554.475 lượt khách, tăng 69,4 so với năm 2014.Năm 2017, Đà Nẵng phấn đấu tổng lượng khách đến thành phố đạt 6,3 triệu lượt khách, tăng 13,6%, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,24% và 4,3 triệu lượt khách nội địa, tăng 11,15% so với năm 2016. Tổng thu du lịch ước đạt khoảng 18.500 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2016.

Không chỉ chú trọng phát triển du lịch, Thành phố còn chú trọng tới việc phát triển bền vững, hệ thống nhà vệ sinh cộng cộng được nâng cấp, đầu tư mở rộng đặc biệt là trên tuyến đường biển, đi kèm là thùng rác trên các bãi tắm để hạn chế rác bị xả ra bãi biển do khách du lịch, nhiều tuyến đường cấm bán rong, chèo kéo khách được đặt biển to, rõ ràng… quy hoạch lại giao thông, dần xây dựng tuyến đường Bạch Đằng thành tuyến đường đi bộ của thành phố. Những hành động và thành quả rất đáng hoan nghênh của thành phố Đà Nẵng.

Chính nhờ những chính sách phát triển du lịch mới, cởi mở cuả Đảng, thành phố mà lượng khách tới khách sạn tăng lên, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên. Khách sạn đã rất may mắn và biết nắm bắt những cơ hội này, minh chứng là cơ cấu khách khác của khách sạn ngày càng tăng do ngày càng có nhiều quốc gia tới Đà Nẵng du lịch.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại VIAN HOTEL (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w