Tình trạng tài sản cố định của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 73 - 75)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Nguyên giá TSCĐ - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình - Chi phí XD CB dở dang 957.064 5.439 68.767 1.037.695 5.863 16.521 1.165.465 6.761 15.382 80.631 424 -52.246 127.770 898 -1139 Khấu hao TSCĐ - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình 807.675 3.983 882.580 4.204 975.705 4.374 74.905 221 93.125 170

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)

Công ty thực hiện chế độ trích khấu hao tài sản theo qui định của Nhà nước. Đối với những tài sản đặc thù, công ty xây dựng tỷ lệ khấu hao cụ thể cho từng loại tài sản phù hợp với đặc thù và lĩnh vực hoạt động của công ty, hàng năm Công ty đều lập kế hoạch sử dụng và khấu hao TSCD báo cáo các cơ quan quản lý.

3.2.3.2. Quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh. Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.

- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty.

- Công ty thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ số tài chính có liên quan. Qua đó, lãnh đạo Công ty có thể có những đánh giá chính xác về tình hình vốn lưu động của Công ty, và có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:

- Từ kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, xác định nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu chính để xác định nhu cầu vốn lưu động. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty tiêu thụ có tính chất thời vụ, một năm tiêu thụ có 2 vụ chính trong khi đó dây chuyền sản xuất của công ty phải vận hành liên tục như vậy xác định kế hoạch tiêu thụ của từng thời vụ, nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính hết sức quan trọng, nó quyết định quan trọng đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả.

- Các khoản phải thu: Với đặc điểm sản phẩm phân bón tiêu thụ theo thời vụ trong thời gian ngắn, khách hàng tiêu thụ là người nông dân có thu nhập thấp nên việc bán hang chậm trả là tất yếu. Nhà quản lý của Công ty phải luôn quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý tốt công nợ phải thu, đảm bảo quay vồng vốn cũng nhu thất thoát vốn. Công ty đã xây dựng được 80 nhà phân phối sản phẩm trên khắp cả nước. bán hang

bằng hình thức trả chậm có bảo lãnh của ngân hang hay các định chế tài chính uy tín, nhờ vậy trong những năm gần đây, các khoản phải thu ngắn hạn có thời điểm lên đến gần 1.000 tỷ nhưng nợ khó đòi vẫn trong kiểm soát của Công ty.

- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng. Nhà quản lý Công ty quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của Công ty hay không? Khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả? Các khoản vay nợ đều có mục đính sở dụng vốn rõ ràng hiệu quả. Ngoài ra công ty còn huy động vốn nhàn dỗi từ cán bộn công nhân viên của Công ty, bằng kênh này công ty đã tiếp cận được với nguồn vốn rẻ hơn vay ngân hàng, số dư trung bình là 80 tỷ.

3.2.4. Phân tích tài chính

3.2.4.1. Tài liệu phân tích

Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quản lý tài chính của Công ty là Báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm toán của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2012-2014. Đây là những tài liệu cụ thể và chi tiết thể hiện được tình hình hoạt động tài chính của Công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động tài chính nói riêng và sự phát triển chung của Công ty.

3.2.4.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua các chỉ tiêu ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)