5. Bố cục của luận văn
1.3.4. Phân tích tài chính
Quản lý tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc ra các quyết định về đầu tư, nguồn vốn, phân chia cổ tức và phòng ngừa rủi ro. Các quyết định này được thực hiện ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, người quản lý doanh nghiệp, trước khi ra quyết định phải hiểu được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp thông qua kết quả phân tích tài chính.
Phân tích tình hình tài chính DN là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp (Segmentation, Revenue Management and Pricing Analytics, Tudor Bodea and Mark Ferguson (2014)).
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhà quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả phân tích tài chính để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho việc ra các quyết định đầu tư, tài trợ, chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường và phân chia lợi tức.
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính DN là một trong những lĩnh vực rất quan trọng. Mục đích thực hiện phân tích tài chính của từng đối tượng trong Công ty cổ phần là khác nhau. Cụ thể:
Đối với Công ty
- Phân tích tài chính DN giúp cho người quản lý đánh giá mức độ hoàn thành của quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời chủ DN cũng nhận biết được thế mạnh, điểm yếu và dự báo rủi ro của việc kinh doanh trong tương lai. Từ đó, có thể rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho kỳ sau tốt hơn hoặc có giải pháp phù hợp.
- Phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về danh mục tài sản, nguồn vốn sở hữu, các khoản nợ và kết quả quá trình hoạt động, các sự kiện và tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của DN.
- Phân tích tình hình tài chính giúp đánh giá tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, xem xét tính hợp lý của việc phân bổ vốn, nguồn vốn. Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn.
- Phân tích tình hình tài chính giúp DN đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn như: Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của DN, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.
Đối với chủ sở hữu, chủ nợ: phân tích tài chính DN giúp đánh giá đúng
đắn về thành quả của các nhà quản lý; về thực trạng tài sản, công nợ, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của DN, sự an toàn, tiềm lực tài chính của đồng vốn đầu tư vào DN. Từ đó, có những quyết định đầu tư, cho vay có hiệu quả và xây dựng các chiến lược thích hợp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: phân tích tài chính giúp đánh giá
đúng đắn thực trạng tài chính của DN, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, những đóng góp, tác động của DN đến tình hình chính sách kinh tế xã hội.
Tóm lại: phân tích tài chính là công cụ hữu ích dùng để xác định giá trị kinh
quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.