Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013
1.Doanh thu thuần 4.494.851 4.768.477 4.985.068 273.626 216.591
2.Tổng nguồn vốn bình quân 2.510.562,5 2.770.511,5 2.716.541 259.949 -53.970,5 3.Nợ phải trả bình quân 1.463.548,5 1.467.536 1.266.245,5 3.987,5 -201.290,5 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 1.047.013,5 1.302.975,5 1.450.295,5 255.962 147.320 5.Vòng quay vốn = (1)/(2) 1,7904 1,7212 1,8351 -0,0692 0,1139 6.Hiệu quả sử dụng vốn vay= (1)/(3) 3,0712 3,2493 3,9369 0,1781 0,6876 7.Hiệu quả sử dụng VCSH = (1)/(4) 4,2930 3,6597 3,4373 -0,6333 -0,2224
Vòng quay vốn thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần và nguồn vốn. Năm 2012, vòng quay vốn là 1,7904 có nghĩa là trong năm một đồng vốn tạo ra 1,7904 đồng doanh thu. Vòng quay vốn trong 2 năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1,7 và tăng lên, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tăng lên.
Về hiệu quả sử dụng vốn vay: Chỉ tiêu này tăng qua các năm. Hiệu quả sử dụng vốn vay qua 3 năm lần lượt là 3,0712; 3,2493 và 3,9369. Có nghĩa là cùng 1 đồng vốn vay đưa vào sản xuất kinh doanh, năm 2012 sẽ mang lại 3,0712 đồng doanh thu thuần; ở năm 2013 sẽ có 3,2493 đồng doanh thu thần và đến năm 2014 thì mang lại 3,9369 đồng doanh thu thuần. Hay có nghĩa là vốn vay trong kỳ đã được Công ty sử dụng hiệu quả.
Về hiệu quả sử dụng VCSH: Hiệu quả sử dụng VCSH năm 2012 là 4,2930 có nghĩa là một đồng VCSH sẽ tạo ra 4,293 doanh thu thuần. Năm 2013, do VCSH tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống còn 3,6597 hay một đồng VCSH chỉ còn mang lại 3,6597 đồng doanh thu. Chỉ số tiếp tục giảm ở năm 2014, xuống còn 3,4373. Hiệu quả sử dụng VCSH giảm không phải do doanh thu giảm mà chủ yếu là do VCSH tăng lên, tuy nhiên hệ số này giảm vẫn chứng tỏ công tác quản trị VCSH của Công ty trong năm chưa thực sự tốt.
3.2.4.8. Phân tích hiệu quả kinh doanh dành cho người đầu tư
Hệ thống kế toán của Công ty đã thực hiện khá tốt công tác hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán - tài chính. Hội đồng quản trị, ban kiểm soát Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao thay mặt cho các cổ đông cũng như các nhà đầu tư cũng đã tiến hành công tác kiểm tra giám sát định kỳ và đột xuất cũng như phân cấp kiểm tra giám sát. Chính vì vậy đã tạo ra cơ chế giám sát khá chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của những người thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Tài sản, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh được theo dõi và quản lý chặt chẽ, không bị thất thoát.
Hiệu quả kinh doanh dành cho người đầu tư được đánh giá qua các chỉ tiêu ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh doanh dành cho ngƣời đầu tƣ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ LNST 446.819 438.723 -8.096 98,19 Vốn cổ phần BQ 727.836 778.320 50.484 106,94 Tỉ suất lợi nhuận so với vốn CP 0,6139 0,5637 -0,0502 91,82 EPS 6.139 5.637 -502 91,82 Tỷ lệ giá thị trường so với mệnh
giá mỗi cổ phiếu PT 2,99 3,09 0.1 103,34 Tỷ suất chi trả lãi cổ phần 40% 40% 0 0,000
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Tỉ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần năm 2014 giảm so với năm 2013. Năm 2013, cổ đông đầu tư 10.000 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được 6.139 đồng LNST còn năm 2014 chỉ thu về 5.637 đồng LNST. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do LNST giảm mất 8,096 tỷ đồng giảm 1,81% trong khi vốn cổ phần bình quân tăng lên. Nguyên nhân trong năm công ty đã tăng vốn 20% từ 648,6 tỷ lên 778.32 tỷ. Đây là tín hiệu không tốt, khi mà vốn chủ tăng lên 20% thì lợi nhuận không tăng mà có xu hướng giảm, làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu với các nhà đầu tư.
Thu nhập một cổ phiếu phổ thông không có nhiều thay đổi. Ở Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, cứ 1 đồng cổ phiếu phổ thông của thì năm 2013 mang lại 0,61 đồng lợi nhuận và năm 2014 thì mang lại 0,56 đồng lợi nhuận. Công ty đã căn cứ vào chỉ tiêu này làm cơ sở để trả cổ tức cho cổ đông.
Tỷ lệ giá thị trường so với mệnh giá mỗi cổ phiếu phổ thông: Mệnh giá 1 cổ phiếu phổ thông của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là 10.000 đồng/ Cổ phiếu. Vào thời điểm 31/12/2013, giá cổ phiếu trên thị trường là 29.900 đồng, còn đến 31/12/2014, giá cổ phiêu trên thị trường đã tăng lên mức 30.900 đồng. Như vậy, tỷ lệ giá thị trường so với mệnh giá mỗi cổ phiếu phổ thông đã tăng từ 2,99 lên 3,09. Mặc dù đây chưa là con số cao nhưng sự tăng lên chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty là tốt và đầu tư vào công ty sẽ có nhiều triển vọng.
Tỷ suất chi trả lãi cổ phần được Công ty công bố vào kỳ họp cổ đông thường niên. Theo đó tỷ suất này ở năm 2013 và 2014 không có sự thay đổi và đều ở mức 40%.
Ngoài ra hàng năm Công ty luôn duy trì mức trích lập các quỹ hợp lý:
1- Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: được trích 5% của lợi nhuận sau thuế đến khi đạt 10% của vốn điều lệ. năm 2013 Công ty đã trích 5% của lợi nhuận sau thuế là 22,34 tỷ đồng, năm 2014 công ty đã trích là: 5,42 tỷ. Số dư của quỹ này đã đạt 10% của vốn điều lệ Công ty là 77,832 tỷ đồng.
2-Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ này được trích tốt thiểu là 7% của lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 Công ty đã trích 20% của lợi nhuận sau thuế là 89,36 tỷ đồng, năm 2014 công ty đã trích 25% của lợi nhuận sau thuế năm 2014 là: 109,68 tỷ đồng. Số dư của quỹ này sau khi trích lập đã đạt 274,352 tỷ đồng.
Hai quỹ này trên danh nghĩa chưa được xác nhận chính thức của cổ đông nhưng bản chất nó đã thuộc về cổ đông hiện hữu. Việc phân phối hai quỹ này một cách hợp lý đảm bảo giảm áp lược về nguồn vốn cho ban điều hành đồng thời gia tăng giá trị tài sản mà cổ đông đang nắm giữ.
3.2.5. Kiểm tra, giám sát tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao Lâm Thao
* Chế độ kế toán và thống kê
Công ty thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho loại hình và lĩnh vực hoạt động của công ty.
Công ty tổ chức hợp nhất báo cáo tài chính các đơn vị thành viên vào báo cáo tài chính của Công ty phù hợp với qui định của pháp luật.
Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổng giám đốc công ty chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán quản trị toàn công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản trị của công ty. Phòng tài chính kế toán giúp Tổng giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kế toán toàn công ty.
* Chế độ kiểm tra, giám sát nội bộ
Ngoài việc kiểm tra giám sát của kiểm toán viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tổ chức việc kiểm tra giám sát nội bộ thông qua bộ máy quản lý và các công cụ khác, như: Hệ thống báo cáo, kiểm tra định kỳ hay đột xuất của các phòng ban trong công ty để phục vụ công tác điều hành của Tổng giám đốc.
* Chế độ kiểm toán báo cáo tài chính năm
Hàng năm Công ty sẽ thuê một công ty kiểm toán độc lập được cấp phép hành nghề tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, xác nhận báo cáo tài chính của công ty. Chi phí kiểm toán này được tính vào chi phí quản lý của công ty. Việc lựa chọn kiểm toán độc lập do HĐQT kiến nghị Chủ sở hữu quyết định. Việc thuê kiểm toán độc lập không làm mất đi quyền của Kiểm soát viên trong việc thẩm tra báo cáo của công ty.
* Chế độ lập và công khai báo cáo thường niên.
Báo cáo thường niên của công ty được coi là bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của công ty trong năm. Báo cáo thường niên của công ty gồm: Thông điệp của hội đồng quản trị, khái quát tình hình sản xuất kinh doanh trong năm, báo cáo của ban giám đốc, của hội dồng quản trị, ban kiểm soát, nội dung chủ yếu của các cuộc họp hội đồng quản trị công ty trong năm. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và thù lao của hội đồng quản trị ban kiểm soát, tổ thư ký trong năm.
Các cổ đông, nhà đầu tư xem xét báo cáo thường niên đánh giá công tác điều hành kinh doanh của công ty, đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động lớn trong năm.
Báo cáo thường niên của công ty đã được HĐCĐ thông qua là tài liệu được công bố công khai cho mọi đối tượng có nhu cầu tìm hiểu thông tin tài chính của công ty. Công ty có quyền công bố báo cáo thường niên trên trang web của công ty.
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
3.3.1. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là chính sách thuế, cụ thế là chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.3.2. Nhân tố chủ quan
3.3.2.1. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Nhân tố con người đóng vai trò hạt nhân trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Người quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý. Chính vì vậy, trình độ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng. Trong thời gian vừa qua, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng nỗ lực nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ quản lý chỉ có trình độ chuyên môn nhưng không có trình độ về công tác quản lý, chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của Công ty.
3.3.2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống kiểm soát do Công ty lập ra bao gồm: các quy định, các thủ tục kiểm soát nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của công ty, đảm bảo cho các hoạt động của công ty tuân thủ đúng pháp luật và các quy định của nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty nằm trong phòng tài chính của công ty chính vì vậy nên chưa phát huy được nhiều hiệu quả.
3.3.2.3.Công tác huy động các nguồn thu
Mục đích của hoạt động đào tạo chủ yếu nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng, …đồng thời bồi dưỡng nhân cách và thể lực đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho các cổ đông tích lũy để phát triển công ty .
Nguồn thu của công ty chủ yếu dựa vào khách hàng cho nên có tính không bền vững, phục thuộc rất lớn vào lượng tiêu thụ sản phẩm kinh doanh của công ty.
3.3.2.4. Khấu hao tài sản cố định
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp rất quan trọng trong việc thu hồi vốn cố định và hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. TSCĐ thường chiếm lượng giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài nên việc lựa chọn phương pháp khấu hao và quản lý quỹ khấu hao ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tài sản nói riêng cũng như công tác quản lý tài chính nói chung của doanh nghiệp.
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phát và Hóa chất Lâm Thao
Nhận thức vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính đối với sự phát triển của công ty trong năm qua công ty Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thực hiện khá tốt hoạt động dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, và nhiệm vụ đề ra trong năm tiếp theo.
Qua phân tích thực trạng, ta thấy công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong thời gian qua đã gặt hái được một số thành tích; bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, cụ thể như sau:
3.4.1. Thành tích
Quản lý tài chính hiện hành của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có những ưu điểm nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty thời gian qua.
Thứ nhất, về công tác huy động vốn, việc cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay các tổ chức tín dụng đã làm tình hình tài chính của công ty khá an toàn. Đối với doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ theo thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động thường rất lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên công ty luôn duy trì một mức hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nên vừa đảm bảo nhu cầu, an toàn về vốn, không quá phụ thuộc vào vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm thanh toán luôn đúng hạn được các bạn hàng và tổ chức tín dụng đánh giá cao.
Thứ hai, về sử dụng vốn, tài sản của công ty đã tạo ra quyền tự chủ nhất định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã trở thành một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự chủ tài chính, các nguồn thu ngày càng tăng lên, khả năng cạnh tranh cũng được cải thiện trên thương trường.
Công ty có cơ cấu tài sản tương đối hợp lý, TSNH luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty, điều này là hoàn toàn phù hợp với một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Trong cơ cấu nguồn vốn, VCSH chiếm tỷ trọng cao,
mang lại sự an toàn cho tình hình tài chính. Điều này vừa khiến các chủ nợ yên tâm, vừa giúp công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Thứ ba, về quản lý doanh thu, chi phí. Với cơ chế quản lý doanh thu và phân
phối như hiện nay, công ty đã thực hiện việc quản lý tương đối chặt chẽ hoạt động của toàn hệ thống. Việc giám sát doanh thu một cách chính xác, đã khẳng định được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị trong doanh nghiệp. doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2014 doanh thu thuần đã tăng 217 tỷ đồng. Có được kết quả đó là nhờ những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của toàn bộ nhân viên công ty.
Thứ tư, về kiểm tra, giám sát tài chính, đã phát huy được vai trò làm lành mạnh quan hệ tài chính trong toàn bộ hệ thống thông qua các hình thức công khai tài chính, kiểm toán nội bộ, thanh tra tài chính.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, công tác quản trị chi phí của công ty chưa được tốt. Điều đó khiến
cho mặc dù doanh thu thuần trong kỳ tăng nhưng LNST lại giảm. Đi sâu phân tích cho thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng nhiều nhất, đồng thời, tỷ suất lợi nhuận chi phí so với giá vốn hàng bán trong năm cũng giảm. Cùng với việc tăng doanh thu thuần, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là điều