ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
1. Phải thu của khách hàng BQ 411.192 92,82 560.718 97,33 149.526 136,36
2. Trả trước cho người bán 31.134 7,03 14.152 2,46 -16.982 45,46
3. Các khoản phải thu ngắn
hạn khác 652 0,15 1.201 0,21 549 0,41
Cộng các khoản phải thu 441.978 100 576.071 100 133.093 130,05
Từ bảng 3.10 ta thấy rằng, các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu của khách hang. Năm 2013 số dư phải thu của khách hang chiếm 92,82% thì năm 2014 chiếm 97,33%. Vì vậy quản lý hiệu quả các khoản phải thu công ty tập trung vào quản lý công nợ phải thu của khách hang. Các khoản phải thu năng trong 2 năm có sự biến động tương đối cuối lớn về quy mô và cơ cấu. Cụ thể, năm 2014 các khoản phải thu tăng 133,093 tỷ đồng, ứng với mức tăng 30,05%. Sự tăng lên của các khoản phải thu chủ yếu do khoản phải thu khách hàng tăng và khoản phải thu này chiếm tỷ trọng lớn trng cơ cấu các khoản phải thu của công ty. Nguyên nhân của khoản phải thu khách hàng tăng lên do:
1-Yếu tố thị trường: Sản phẩm phân bón trên thị trường đã tương đối cân đối cung cầu. Việc gia tăng doanh thu tiêu thu đồng nghĩa với việc công ty phải có chính sách bán hàng mềm dẻo hơn trong việc bán hàng trả chậm. Cùng với việc tăng doanh thu bán hàng công ty đã phải chấp nhận tăng bảo lãnh thanh toán của các nhà phân phối đồng nghĩa với đó là sự gia tăng của công nợ phải thu.
2-Yếu tố chính sách: Luật thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, theo đó phân bón thuộc mặt hàng không chịu thuế GTGT. Các doanh nghiệp KD phân bón sẽ không được khấu trừ thuế GTGT do có các nhà phân phối tích cực mua hàng tranh thủ chính sách nhằm khấu trừ thuế GTGT trong tháng 12 năm 2014, thời điểm luật thuế chưa có hiệu lực. Do đó số dư các khoản phải thu của khách hàng thời điểm 31/21/2014 đã tăng đột biến.
Phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu. Chỉ tiêu này trong kỳ tăng mạnh, từ 411.192 triệu đồng lên 560.718 triệu đồng, tương ứng mức tăng 36,36%. Tỷ trọng của phải thu khách hàng trong cơ cấu các khoản phải thu năm 2014 cũng tăng từ 92,82% lên 97,33%. Việc các khoản phải thu khách hàng tăng lên là điều không tốt, vì nó có nghĩa là phần vốn bị chiếm dụng của DN cao. Tuy nhiên, công ty cũng cần để ý đến các chính sách tín dụng và chính sách thu hồi nợ, đảm bảo món nợ của khách hàng không biến thành nợ xấu, nợ khó đòi.
Trả trước cho người bán trong năm giảm cả về lượng tiền lẫn tỷ trọng. Đầu năm khoản trả trước cho người bán là 31.134 triệu, chiếm 7,03% trong khi
cuối năm chỉ còn 14.152 triệu, chiếm 2,46%. Trả trước cho người bán giảm là dấu hiệu tốt, giúp giảm khoản vốn bị nhà cung cấp chiếm dụng. Với công ty sản xuất, khoản trả trước cho người bán không thể không có. Vì chỉ khi trả trước, nhà cung cấp mới đảm bảo chắc chắn cung cấp đủ nguyên, nhiên vật liệu. Trả trước cho người bán cũng khuyến khích người cung cấp giao hàng đúng thời hạn và được hưởng những khoản lợi ích và các ưu đãi khác. Đồng thời giúp công ty tránh tình trạng biến động về giá để đảm bảo luôn đủ hàng hóa để cung ứng cho các khách hàng khi cần thiết. Việc trả trước cho người bán giảm chứng tỏ công ty đã tạo dựng được niềm tin đối với các nhà cung cấp, giúp công ty có tiền trang trải cho các hoạt động khác.
Các khoản phải thu ngắn hạn khác năm năm 2014 biến động không nhiều. Như vậy, so với thời điểm đầu năm, cuối năm 2014, lượng vốn bị chiếm dụng của công ty tăng lên, cơ cấu thay đổi theo hướng tăng khoản phải thu khách hàng. Để đánh giá công tác thu hồi nợ của Công ty ta đi xem xét các chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân thông qua bảng 3.11.