5. Bố cục của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
a. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
Trong thời đại ngày nay, yếu tố công nghệ đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong quản lý trên mọi phương diện. Tuy nhiên, công nghệ dù có hữu dụng đến mấy cũng không đem lại những biến đổi tích cực, nếu con người không sẵn sàng hoặc không có khả năng ứng dụng một cách hiệu quả. Con người chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của doanh nghiệp.
Đặc biệt, các nhà quản trị doanh nghiệp trở thành một trong những yếu tố rất đáng quan tâm khi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một ban lãnh đạo tài năng được xem như là xương sống của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Lãnh đạo có tài có thể đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu được xã hội ghi nhận và ngược lại.
Thế nhưng, vẫn đề định giá ban lãnh đạo doanh nghiệp thật sự là việc làm rất khó, bởi có thế nói rằng, yếu tố con người, nhất là các vị trí quản lý cấp cao nhất là một giám đốc về tài chính của doanh nghiệp là vô vùng quan trong, được xem là tài
sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp, mà việc định giá tài sản vô hình là một việc làm không hề đơn giản. Vì vậy, quản lý nhân sự cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp
b Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh
Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp phản ảnh trình độ cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên.
Với yếu tố đầu vào tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, DN sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy để tăng hiệu quả quản lý tài chính chỉ có con đường là sử dụng nguồn vốn có hiệu quả như không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,...Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thương trường.
c. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn
Việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh.