Tình hình công nợ của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 89 - 91)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014

Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (% Số tiền TT (%)

Các khoản phải thu 246.461 100 865.094 100 618.633 251,01

Phải thu khách hàng 223.083 90,51 871.479 100,74 648.396 290,65

Trả trước cho người bán 31.134 12,63 14.152 1,64 -16.982 -54,54

Các khoản phải thu khác 652 0,26 1.201 0,14 549 84,20

4. Dự phòng các khoản phải

thu khó đòi (8.408) -3,41 (21.738) -2,51 -13.330 158,54

Các khoản phải trả 908.178 100 787.933 100 -120.245 -13,24

Phải trả người bán 521.166 57,39 527.021 66,89 5.855 1,12344

Người mua trả tiền trước 159.932 17,61 8.159 1,04 -151.773 -94,898

Thuế và các khoản phải trả

nhà nước 104.373 11,49 73.168 9,29 -31.205 -29,898

Phải trả người lao động 69.251 7,63 142.157 18,04 72.906 105,278

Các khoản phải trả phải nộp

ngắn hạn khác 51.725 5,70 26.841 3,41 -24.884 -48,108

Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.731 0,19 10.587 1,34 8.856 511,612

Chênh lệch Phải thu - Phải trả -661.717 77.161

Hệ số Phải thu/Phải trả 0,2714 1,0979

Qua bảng 3.12 ta thấy: đầu năm, khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả 661.717 triệu đồng và hệ số Phải thu/Phải trả là 0,27 có nghĩa là cứ 1 đồng công ty chiếm dụng được thì lại bị chiếm dụng 0,27 đồng. Cuối năm các khoản phải thu lớn hơn phải trả là 77.161triệu đồng và hệ số phải thu/phải trả là 1,0979, tức là cứ 1 đồng công ty đi chiếm dụng được lại bị chiếm dụng 1,0979 đồng. Có thể cuối năm là thời điểm mà DN bị chiếm dụng vốn khá lớn, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động SXKD của DN.

Như vậy việc điều hành công tác tài chính doanh nghiệp giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty chưa tốt. Công ty cần có các chính sách giảm bớt phần vốn bị chiếm dụng, đồng thời cũng cần chú ý tới tính pháp lý và thời hạn của các khoản vốn mình đang chiếm dụng để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra vì vốn chiếm dụng là một khoản nợ ngắn hạn nhiều rủi ro nếu như quá lạm dụng nó.

Mặt khác có thể xem xét tính toán mức độ hợp lý của việc bảo lãnh thanh toán với sản lượng tiêu thụ của từng khách hàng như sau:

Tại quy chế bán hàng cũng như hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều quy định khách hàng được mua phân bón trả chậm tương ứng với số tiền bảo lãnh thanh toán của khách hàng. Hạn thanh toán từ 1 đến 2 tháng liền kề ngày lấy hàng. Như vậy có thể hiểu kỳ thu tiền bình quân là 45 ngày, số vòng quay của các khoản phải thu là 365 ngày /45 ngày = 8 vòng/năm. Mặt khác tổng số tiền bảo lãnh thanh toán của ngân hàng trong năm 2014 là 1.000 tỷ đồng như vậy nếu khách hàng mua hàng tương ứng số tiền bảo lãnh và thanh toán đúng hạn thì doanh thu phải là 1.000 tỷ x 8 vòng = 8.000 tỷ. Trong khi đó doanh thu thực hiện của năm 2014 chỉ là 4.985 tỷ điều đó có thể thấy số tiền bảo lãnh thanh toán còn vượt doanh số bán hàng của một bộ phận khách hàng, hoặc công ty vẫn còn bị một số khách hàng chiếm dụng vốn trong một số thời điểm.

3.2.4.6. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)