5. Bố cục của luận văn
1.3.5 Kiểm tra, giám sát tài chính
Trong CTCP nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, việc kiểm soát tài chính là vấn đề hết sức quan trọng, chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ SXKD của công ty cũng có thể gây nên hậu quả lớn không lường được. Trong CTCP việc kiểm soát tài chính được thực hiện qua công tác kiểm tra tài chính của ban kiểm soát, thông qua việc thực hiện các quy định của công ty cũng như của pháp luật về công tác kế toán thống kê...
CTCP có thể thực hiện kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểm ta và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo quản trị… Từ công tác kiểm tra phát hiện những yếu kém, sơ hở, gian lận trong quản lý trong bảo vệ tài sản của công ty, từ đó có các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành của doanh nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý tài chính
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
a. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
Trong thời đại ngày nay, yếu tố công nghệ đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong quản lý trên mọi phương diện. Tuy nhiên, công nghệ dù có hữu dụng đến mấy cũng không đem lại những biến đổi tích cực, nếu con người không sẵn sàng hoặc không có khả năng ứng dụng một cách hiệu quả. Con người chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị của doanh nghiệp.
Đặc biệt, các nhà quản trị doanh nghiệp trở thành một trong những yếu tố rất đáng quan tâm khi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một ban lãnh đạo tài năng được xem như là xương sống của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Lãnh đạo có tài có thể đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu được xã hội ghi nhận và ngược lại.
Thế nhưng, vẫn đề định giá ban lãnh đạo doanh nghiệp thật sự là việc làm rất khó, bởi có thế nói rằng, yếu tố con người, nhất là các vị trí quản lý cấp cao nhất là một giám đốc về tài chính của doanh nghiệp là vô vùng quan trong, được xem là tài
sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp, mà việc định giá tài sản vô hình là một việc làm không hề đơn giản. Vì vậy, quản lý nhân sự cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý tài chính trong doanh nghiệp
b Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh
Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp phản ảnh trình độ cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên.
Với yếu tố đầu vào tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, DN sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy để tăng hiệu quả quản lý tài chính chỉ có con đường là sử dụng nguồn vốn có hiệu quả như không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,...Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thương trường.
c. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn
Việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
a. Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây lên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi vay hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị, tìm nguồn tài trợ,...
Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương. Khi doanh thu tăng lên sẽ dẫn đến việc gia tăng tài sản, các khoản phải thu và các loại tài sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó.
b. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với các DN
Với sự phát triển của môi trường đầu tư và tài chính toàn cầu ngày nay, để đảm bảo thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả, cũng như việc quản lý các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp được nâng cao, các cơ quan xây dựng luật pháp phải đảm bảo rằng, những quy định về quản trị doanh nghiệp và khuôn khổ pháp lý đã ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.
Tuy nhiên nhà nước đã có những chính sách tốt thúc đẩy tăng trưởng của các doanh nghiệp như sửa đổi lại luật doanh nghiệp, sửa đổi luật đất đai, chính sách tài chính, tín dụng... theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quyền tiếp cận vốn, được sử dụng tài sản là đất đai, tài sản từ vốn vay để thế chấp, chuyển nhượng, được hỗ trợ về vốn, đào tạo, công nghệ. Đồng thời chính phủ cũng làm việc nhiều lần với các tập đoàn, tổng công ty để lắng nghe sớm giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp về vốn, sử dụng vốn cũng như nguồn lực tài chính. Tất cả những tác động này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt nâng cao việc sử dụng nguồn lực tài chính của DN.
Nhưng với những yếu kém trong chuẩn mực kế toán, chế tài xử lý khi vi phạm và độ tin cậy thấp của các báo cáo tài chính đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề cấp bách là nhà nước cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc về minh bạch hoá thông tin, kế toán, kiểm toán; Rà soát và xử lý các yếu kém và sai phạm trong các ngành nghề có liên quan tới các lĩnh vực này; Hoàn thiện hệ thống công khai thông tin, nâng cao chất lượng, độ tin cậy và chuẩn hoá nội dung thông tin công bố. Vấn đề quan trọng khác là cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý phát triển doanh nghiệp định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, độc lập; Hỗ trợ các dịch vụ phân tích và dự báo thị trường. Làm được điều này sẽ góp phần to lớn cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài chính trong doanh nghiệp.
Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý tài chính nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương đường lối cơ bản Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý nguồn tài chính. Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của Chính phủ có thể tác động lớn đến quá trình quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phần vốn vay sẽ bị giảm sút. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn. Đối với hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phí vốn, nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của Nhà nước có tác động trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của DN.
- Sự hoạt động của thị trƣờng tài chính và các hệ thống tài chính trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư và cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong DN.
c. Tác động của thị trường
Tác động của thị trường ảnh hưởng tới quản lý tài chính chủ yếu là yếu tố giá cả. Tuy nhiên với tình hình hiện nay giá cả các yếu tố đầu vào leo thang làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng, nguồn vốn đầu tư bị giảm, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng làm cho sức mua giảm, lượng hàng tiêu thụ sẽ giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh. Khi đó lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của DN.
1.5. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài chính
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số quốc gia trên thế giới
Một bản nhạc hay đồng nghĩa với việc các nốt nhạc được sắp xếp hợp lý. Trong đầu tư kinh doanh cũng vậy, mọi hoạt động sẽ được phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả.
Đã có rất nhiều vụ bê bối tài chính lớn trong những năm qua như Enron, Worldcom..., giờ đây các công ty trên thế giới đã chú trọng hơn đến công tác quản
lý tài chính của mình. Điều này cũng là hợp lý, bởi nếu không coi trọng công tác quản lý tài chính thì lịch sử chắc hẳn sẽ lặp lại.
Tài chính công ty là hệ thống các quan hệ kinh doanh nảy sinh trong quá trình phân phối các khoản tiền gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền mặt của công ty để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, trong đó, bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt đông tài chính công ty. Chính vì thế vai trò của việc quản lý tài chính cũng rất quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, và bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi và đánh giá, điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo…. Tất cả những công việc như vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính.
* Trên thế giới
Trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone... công tác quản lý tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản lý tài chính là những hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.
Ngoài ra, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty, công việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định sự đánh giá tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập…
Không thể phủ nhận rằng thị trường kinh doanh đang ngày một mở rộng hơn, một mặt nó mang lại những lợi ích dài hạn để công ty lớn mạnh thông qua việc mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của công ty, buộc các công ty phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh
Để có thể tranh thủ được các lợi ích của việc mở rộng thị trường và giải quyết những thách thức ngắn hạn, các công ty cần đặt ra một số nội dung trọng yếu trong công tác quản lý tài chính để đảm bảo kết quả tốt nhất:
Thứ nhất, một nhà quản lý tài chính thành công luôn hiểu rõ tình hình tài chính như lòng bàn tay. Thông qua các báo cáo tài chính, những chuyên gia về quản lý tài chính sẽ phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của công ty lành mạnh hay không lành mạnh, từ đó để nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu ở bên trong hoặc cũng từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công
Việc đọc và hiểu một báo cáo tài chính đồng nghĩa với việc nắm rõ tình nội