Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt
4.2.7. Một số giải pháp khác
4.2.7.1. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý tài chính
Đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kế toán và phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu: cung cấp đầy đủ, chính xác kịp thời những thông tin kế toán cho lãnh đạo Công ty, cho các cổ đông, các Ngân hàng, các nhà đầu tư, cho người lao động và các đối tượng quan tâm khác. Mặt khác phải tuân thủ và chấp hành các chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Công ty cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đặc biệt là những người làm công tác tài chính kế toán có đủ năng lực và trình độ chuyên môn.
Nếu báo cáo tài chính của Công ty có số liệu không chính xác thì đương nhiên việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính cho kết quả sai sự thật, không sát thực tế. Điều đó có thể dẫn đến những sai lầm khi ra các quyết định quản trị, những sai lầm đó có khi là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kế toán đảm bảo có một trình độ nhất định biết lập, đọc, kiểm tra hệ thống báo cáo tài chính và các báo cáo khác của Công ty, biết thu thập tài liệu cho hệ thống thông tin kế toán, biết vận dụng các phương tiện xử lý thông tin phù hợp, có năng lực tổ
chức phân tích, có khả năng viết và trình bày các bản báo cáo phân tích và cung cấp những thông tin về tình hình tài chính của Công ty cho các đối tượng quản lý.
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng vốn. Con người là chủ thể, quyết định đến việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Chính vì vậy, việc nâng cao đời sống của người lao động sẽ phát huy sức mạnh tập thể, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng một số biện pháp như:
- Sắp xếp, bố trí hợp lý số cán bộ, nhân viên trong Công ty đúng ngành nghề, năng lực, sở trường tạo cho người lao động chủ động thực hiện công việc được giao
- Chú trọng đến công tác thi tuyển đầu vào, thông qua hình thức thi tuyển một cách nghiêm túc, công khai để chọn ra được những người có năng lực thực sự trong bộ máy quản lý của Công ty.
- Xây dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho người lao động và năng lực điều hành quản lý cho đội ngũ quản lý của Công ty. Phát động phong trào thi đua trao đổi kinh nghiệm, học tập về an toàn lao động trong toàn Công ty.
- Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thực hiện trả lương theo năng lực, có chính sách khen thưởng, xử phạt công khai và công bằng.
4.2.7.2. Đầu tư đổi mới công nghệ
Để phát huy được những điểm mạnh trong sản xuất, điều kiện cần là Công ty đẩy mạnh đổi mới công nghệ, máy móc và trang thiết bị. Nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với một doanh nghiệp sản xuất. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, Công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng đến trình độ, kỹ năng sử dụng của người lao động.
Cải tiến các thiết bị kỹ thuật và phương tiện để sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, như sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, không dùng các thiết bị quá cũ kỹ sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Thêm vào đó, việc áp dụng công nghệ là một xu hướng tiến bộ của thế giới mà Công ty nên học hỏi để có thể giảm chi phí quản lý và bán hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng cần có định hướng cụ thể, đúng bộ phận và công việc cụ thể, tránh gây lãng phí tiền đầu tư của Công ty.
4.2.7.3. Đề ra quy chế tài chính một cách cụ thể hơn
Quy chế tài chính của Công ty đã quy định khá cụ thể về quản lý, sử dụng vốn và tài sản, việc bảo toàn và phát triển vốn, quản lý công nợ, các hình thức huy động vốn, các hình thức đầu tư, việc cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, chế độ khấu hao. Cần thiết phổ biến đến toàn bộ những bộ phận liên quan hiểu biết thực hiện đúng Quy chế tài chính của Công ty.
Quy chế tài chính là kim chỉ nam, bộ khung quy định về tài chính làm hành lang cho Công ty trong việc giám sát thực hiện các công tác quản lý tài chính, từ việc quản lý vốn, tài sản, quản lý doanh thu - chi phí, quản lý lợi nhuận, cho đến việc giám sát, kiểm soát tài chính.