Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao
Nhận thức vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính đối với sự phát triển của công ty trong năm qua công ty Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thực hiện khá tốt hoạt động dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, và nhiệm vụ đề ra trong năm tiếp theo.
Qua phân tích thực trạng, ta thấy công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong thời gian qua đã gặt hái được một số thành tích; bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, cụ thể như sau:
3.4.1. Thành tích
Quản lý tài chính hiện hành của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có những ưu điểm nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty thời gian qua.
Thứ nhất, về công tác huy động vốn, việc cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay các tổ chức tín dụng đã làm tình hình tài chính của công ty khá an toàn. Đối với doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ theo thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động thường rất lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên công ty luôn duy trì một mức hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nên vừa đảm bảo nhu cầu, an toàn về vốn, không quá phụ thuộc vào vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm thanh toán luôn đúng hạn được các bạn hàng và tổ chức tín dụng đánh giá cao.
Thứ hai, về sử dụng vốn, tài sản của công ty đã tạo ra quyền tự chủ nhất định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã trở thành một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự chủ tài chính, các nguồn thu ngày càng tăng lên, khả năng cạnh tranh cũng được cải thiện trên thương trường.
Công ty có cơ cấu tài sản tương đối hợp lý, TSNH luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty, điều này là hoàn toàn phù hợp với một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Trong cơ cấu nguồn vốn, VCSH chiếm tỷ trọng cao,
mang lại sự an toàn cho tình hình tài chính. Điều này vừa khiến các chủ nợ yên tâm, vừa giúp công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Thứ ba, về quản lý doanh thu, chi phí. Với cơ chế quản lý doanh thu và phân
phối như hiện nay, công ty đã thực hiện việc quản lý tương đối chặt chẽ hoạt động của toàn hệ thống. Việc giám sát doanh thu một cách chính xác, đã khẳng định được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị trong doanh nghiệp. doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2014 doanh thu thuần đã tăng 217 tỷ đồng. Có được kết quả đó là nhờ những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của toàn bộ nhân viên công ty.
Thứ tư, về kiểm tra, giám sát tài chính, đã phát huy được vai trò làm lành mạnh quan hệ tài chính trong toàn bộ hệ thống thông qua các hình thức công khai tài chính, kiểm toán nội bộ, thanh tra tài chính.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, công tác quản trị chi phí của công ty chưa được tốt. Điều đó khiến
cho mặc dù doanh thu thuần trong kỳ tăng nhưng LNST lại giảm. Đi sâu phân tích cho thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng nhiều nhất, đồng thời, tỷ suất lợi nhuận chi phí so với giá vốn hàng bán trong năm cũng giảm. Cùng với việc tăng doanh thu thuần, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên trong thời gian tới cần kiểm soát chi phí hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Công ty chưa có kế hoạch dòng tiền. Việc tiêu thụ hàng hóa theo
thời vụ thì dòng tiền thu vào thường không ổn định, trong khi đó công tác sản xuất phải thực hiện liên tục trong năm các khoản chi thường xuyên thường rất lớn dẫn đến việc mất cân đối giữa việc thu và chi trong nhiều thời gian trong năm.Việc dự báo về nhu cầu tiền đáp ứng thanh toán của công thường được lập mang tính chất định tính chưa được phân tích thống kê lập kế hoạch cụ thể nhằm giảm tối đa chi phí về vốn.
Thứ ba, Phương pháp, nội dung: Việc quản lý doanh thu hiện nay trong công
chạy đuổi để hoàn thành kế hoạch doanh thu nhưng lợi nhuận thì không cao. Sản lượng tiêu thụ hàng năm lên đến hơn một triệu tấn phân bón doanh thu gần 5 000 tỷ đồng thì việc tổ chức tiêu thu còn nhiều điểm chưa hợp lý. Công tác bán hàng còn bị xé lẻ giữa các bộ phận. Công ty cần sắp xếp tổ chức lại công tác bán hàng như vậy sẽ tiết giảm được chi phí bán hàng và đấy mạnh được sản lượng tiêu thụ.
Thứ tư, Việc quản lý kiểm tra, giám sát tài chính còn nhiều bất cập: Trên thực tế, việc kiểm tra, giám sát của công ty còn mang tính chất hành chính, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Công ty chưa xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá kiểm soát mang tính quản trị, nhằm đánh giá toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như các đơn vị thành viên. Những thông tin quản lý tài chính kế toán hiện nay mặc dù được tổng hợp nhanh chóng thông qua hệ thống quản trị mạng nội bộ, nhưng mới chỉ dừng ở chức năng tổng hợp mà chưa thực hiện được chức năng phân tích, đánh giá, dự báo nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp kịp thời.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân gây nên sự kém hiệu quả trong tình hình tài chính có thể giải thích bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan:
* Nguyên nhân khách quan
Một là, Nhà nước chưa có qui chế quản lý tài chính qui định chi tiết áp dụng
cho các CTCP. Mặc dù, đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, song chưa có phương pháp quản lý tiên tiến áp dụng cho CTCP. Điều này đã dẫn đến sự lúng túng trong quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Hai là, hệ thống pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập. Hệ thống luật pháp,
môi trường pháp lý vẫn còn nhiều điểm không nhất quán ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế của Nhà nước thường không ổn định, nên tác động xấu đến chiến lược phát triển của công ty.
Ba là, môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể như, kết cấu hạ tầng kinh tế lạc hậu,
gồm: Điện, đặc biệt là hệ thống giao thông là những cản trở lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh để bảo đảm quan hệ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nạn hàng nhái hàng giả kém chất lượng vẫn còn diễn ra tại nhiều địa phương. Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để giải quyết triệt để vấn nạn này.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trình độ năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu mới.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển không ngừng, công tác quản lý tài chính cũng ngày càng đổi mới và luôn đặt ra các yêu cầu mới cho doanh nghiệp, do đó đòi hỏi trình độ của các nhà quản lý cũng phải được đổi mới. Tuy nhiên, Công ty chưa có giám đốc phụ trách mảng tài chính riêng. Trong Công ty chỉ có kế toán là người quản lý trực tiếp tài chính và báo cáo kết quả cho giám đốc. Hơn nữa, kế toán của Công ty đã được đào tạo theo mô hình đào tạo cũ nên không tránh khỏi có những khó khăn khi tiếp xúc với các quy định mới cũng như tình hình mới của nền kinh tế hiện tại. Vì thế các quyết định đầu tư phần lớn mang nhiều cảm tính, dựa trên kinh nghiệm chứ không có căn cứ khoa học nào.
Thứ hai, do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có tính
đặc thù. Vật tư hàng hóa do công ty cung ứng có đặc tính hóa học, nhiều loại dễ bay hơi, tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển và bảo quản lớn, có loại rất độc hại cho cơ thể con người và động vật, việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và cung ứng phải có kho chuyên dụng, phương tiện chuyên dụng, qui trình kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng riêng biệt. Khối lượng vật tư hàng hóa cung ứng lớn, Nguồn hàng và giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường khu vực và quốc tế, tính ổn định trong kinh doanh thấp... Những điều này cũng gây ra ít nhiều khó khăn trong việc quản lý tài chính của công ty.
Thứ ba, hệ thống kế toán quản trị công ty chưa được quan tâm đúng mức, việc phân tích đánh giá để ra quyết định điều hành còn mang tính định
tính. Việc phân tích dự báo các thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính chưa hoàn thiện như biến động của tỷ giá, lãi suất, giá dầu, giá lưu huỳnh, điều này có thể làm công ty mất đi các cơ hội kinh doanh tốt cũng như có thể gặp phải các rủi ro trong kinh doanh. Các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty. Công ty chưa có phương pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính và việc theo dõi sự vận động của các nguồn tài chính chưa chặt chẽ và chính xác.
Thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính của công ty “chặt” theo những quy định về hình thức, nhưng lại “lỏng” trên thực tế. Công ty cần thận trong trong công tác quản trị rủi do công nợ phải thu, việc bán hàng trả chậm với khối lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ rủi co thất thoát cao. Đây chính là nguyên nhân có thể dẫn đến những kẽ hở làm thất thoát tài sản của công ty. Trên thực tế điều này đã từng xảy ra ở nhiều công ty khác.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đã trình bày thực trạng quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Sau khi phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty ta thấy trong năm 2014 công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cũng như còn một số tồn tại nhất định. Để vững mạnh và an toàn về tài chính, trong năm tới công ty cần tiếp tục hoàn thiện hơn công tác quản lý của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chƣơng 4
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CP SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
4.1. Định hƣớng công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thời gian tới
4.1.1. Căn cứ định hướng
Để đưa ra định hướng hoạt động nói chung, định hướng cho công tác quản lý tài chính nói riêng, ban lãnh đạo Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xác định phải căn cứ trên thực tiễn tình hình của Công ty cũng như dựa vào định hướng của Nhà nước về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón.
Thị trường phân bón Việt Nam trong thời gian qua có nhiều bước tiến triển. Thống kê cho thấy, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 8 triệu tấn phân bón các loại. Tuy nhiên, việc phát triển của thị trường phân bón vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Đó là hiện tại nhiều quy định hiện hành trong việc quản lý phân bón không còn phù hợp với nhu cầu của thực tế sản xuất, nên còn để sản ra tình trạng phân bón không đạt chất lượng hàm lượng dinh dưỡng hay tình trạng phân bón gây tác động không tốt đến môi trường.
Thêm vào đó, một số dòng sản phẩm phân bón đã mất cân đối cung cầu ví dụ như phân URE do vậy cần có quy hoạch tổng thể giữa các bộ ngành liên quan, tránh lãng phí cho lợi ích quốc gia. Vì thế Bộ ngành và các bên liên quan đã tổ chức hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới - định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón”.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiến hành tổ chức hội nghị chuyên đề bổ sung quy hoạch cụ thể và tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón như làm một cuộc cách mạng lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam lành
mạnh và khoa học. Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, bộ Kế hoạch Đầu tư, cục quản lý chất lượng…xây dựng quy hoạch tổng thể ngành phân bón cũng như quy chuẩn điều kiện sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có truyền thống hoạt động lâu đời, các sản phẩm phân bón của Công ty đều đạt chất lượng và bà con nông dân tin dùng. Tuy nhiên trong thực tế tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa việc duy trì sự phát triển xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
4.1.2. Các chỉ tiêu dự kiến
Nghiên cứu xu thế vận động và những cơ hội, thách thức của thị trường trong và ngoài nước nói chung và về thị trường hàng vật tư nông nghiệp nói riêng, cùng với việc đánh giá tình hình hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua, Công ty đã xác định phương châm kinh doanh của mình là nâng cao chất lượng, củng cố uy tín, tăng cường tìm kiếm và khai thác thị trường mới, khai thác các mặt hàng mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mới của thị trường. Dự kiến một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong 5 năm tới của Công ty như sau:
Bảng 4.1. Dự kiến các chỉ tiêu tài chính 5 năm
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 2015 ĐẾN 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng tài sản 2,507 2,557 2,917 2,857 2,807 1a Tài sản ngắn hạn 2,250 2,300 2,410 2,450 2,500
Tiền và các khoản thu tương đương tiền 150 150 150 150 150
Công nợ phải thu 800 800 800 800 800
Hàng tồn kho 1,300 1,350 1,460 1,500 1,550
1b Tài sản dài hạn 257 257 507 407 307
Tài sản cố định 250 250 500 400 300
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7 7 7 7 7
2 Tổng nguồn vốn 2,507 2,557 2,917 2,857 2,807 2a Tổng nợ phải trả 1,346 1,156 1,400 1,289 1,174 - Nợ ngắn hạn 700 500 500 500 500 - Nợ dài hạn 0 0 250 150 0 - Nợ khác 646 656 650 639 674 2b Vốn chủ sở hữu 1,161 1,401 1,517 1,568 1,633 - Vốn góp của chủ SH 778 1,000 1,000 1,000 1,000
- Lợi nhuận chưa phân phối 35 14 54 78 114
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 78 94 100 100 100
- Quỹ đầu tư phát triển 270 293 363 390 419
3 Tổng doanh thu và thu nhập 4,789 5,000 5,300 5,600 6,000
4 Lợi nhuận thực hiện trƣớc thuế TNDN 420 450 500 520 550
5 Lợi nhuận sau thuế TNDN 328 351 390 406 429