Đối với công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 120 - 123)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Đối với công ty

Để có thể quản trị tài chính một cách hiệu quả, công ty cần có đội ngũ nhà quản trị giỏi, linh hoạt. Các nhà quản trị này không chỉ có kinh nghiệm mà còn cần có các kiến thức khoa học để có thể lập kế hoạch dòng tiền, có khả năng xác định nhu cầu vốn, trích lập các khoản dự phòng hợp lý…

Công ty cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Phòng kinh doanh, phòng kế toán và kho phải thường xuyên tương tác với nhau, để các nhà quản trị có thể nắm bắt sự biến động, thay đổi một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời

Để có thể quản trị HTK hiệu quả, công ty cần hệ thống kho bãi hiện đại, đồng thời cần có bộ phận riêng ghi chép đầy đủ tình hình nhập, xuất tồn nguyên vật liệu cũng như hàng hóa.

Công ty cần có bộ phận tài chính riêng biệt. Hiện tại bộ phận tài chính kế toán công ty vẫn được gộp chung ở phòng Tài chính kế toán, nhưng nhà quản trị tài chính có những nhiệm vụ riêng, nên cần được tách ra để hoạt động hiệu quả hơn. Việc bổ sung thêm giám đốc tài chính cũng là việc làm cấp thiết, phục vụ công tác quản trị tài chính.

Công ty cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính kế toán của công ty cũng như ứng dụng tin học mới vào công tác quản lý của công ty nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.

Kết luận chƣơng 4

Chương 4 đã trình bày định hướng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Trong chương này, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng như điều kiện để giải pháp được thực hiện.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh. Quản lý tài chính nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị cổ phần. Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay, quản lý tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Quản lý tài chính là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với quá trình đổi mới hiện nay của đất nước và yếu tố cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước, yêu cầu quản lý tài chính đặt ra đối với các doanh nghiệp đòi hỏi rất cao. Nắm bắt được vấn đề đó cùng với nguyện vọng tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực quản trị tài chính, tác giả đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất

Lâm Thao”. Luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Một là, luận văn đã nêu được những lí luận chung về hoạt động tài chính và

công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Các khái niệm, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính được trình bày đầy đủ trong luận văn.

Hai là, trên cơ sở những lý luận chung về hoạt động tài chính và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, tác giả đã vận dụng những kiến thức đó vào việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích, luận văn đã đưa ra cái nhìn toàn diện về công tác quản lý tài chính tại công ty. Như vậy, bên cạnh những thuận lợi thì công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Nguyên nhân vừa xuất phát từ chủ quan vừa do những yếu kém trong công tác của các nhà quản trị công ty.

Ba là, từ các thành tích và tồn tại của công ty đã tìm hiểu được, luận văn đã

đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty. Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước và công ty để các giải pháp ấy được thực hiện và phát huy hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. 2. Nguyễn Quang Chương (2008), Bài giảng quản trị học.

3. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Thị Thà (2013), Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp, NXB Tài chính.

4. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Thống kê.

6. Lê Thị Phương Hiệp (2003), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Luật doanh nghiệp 2005.

8. Nguyễn Thu Thủy (2012), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê. 9. Nghiêm Sĩ Thương (1997), Giáo trình cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp,

Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

10. D.Larua & A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa Học Xã Hội. 11. Francois Peroux (1997), Analyze Corporate Finance, Prentice Hall Publishing

House.

12. Jonathan Berk and Peter DeMarzo (2010), Corporate Finance, Prentice Hall Publishing House.

13. Stephen Ross & Randolph W. Westerfield (2012), Corporate Finance, McGraw-Hill Education Publishing House.

14. Tudor Bodea and Mark Ferguson (2014), Segmentation, Revenue Management

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)