Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3. Quản lý vốn của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Quản lý vốn của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được thực hiện theo quyết định số 211/QD-SPLT ngày 14 tháng 4 năm 2010 ban hành
“Quy chế quản lý tài chính cảu Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao”, và đến nay quy chế này đã được sửa đổi 2 lần cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh. Công ty được sử dụng vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Công ty được thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty được thực hiện việc điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.2.3.1 .Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty là những tư liệu lao động chủ yếu của Công ty mà đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định của Công ty gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất. Tài sản cố định hữu hình gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Tài sản cố định của Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.
- Cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản. Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh (trừ tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận thế chấp. Thẩm quyền quyết định việc thế chấp, cầm cố được qui định như ở mục vay vốn.
- Thanh lý, nhượng bán tài sản
Nhằm tái đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được chủ động thanh lý, nhượng bán những tài sản kém chất lượng, lạc hậu về kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi, tài sản hết thời hạn sử dụng, theo cơ chế sau:
+ Tổng giám đốc quyết định việc thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có giá trị (Nguyên giá) đến 500 triệu đồng.
+ HĐQT quyết định việc thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có giá trị (Nguyên giá) từ 500 triệu đồng đến 50% tổng tài sản theo báo cáo tài chính gần nhất.
+ Những tài sản khi thanh lý, nhượng bán nằm ngoài mức trên do Đại hội đồng cổ đông quyết đinh.
Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản phải phù hợp với qui định của pháp luật.
- Đánh giá, xử lý tổn thất tài sản
Hàng năm, các đơn vị thành viên của công ty thực hiện kiểm kê hiện vật và giá trị tất cả các loại tài sản đang quản lý, sử dụng. Kết thúc kiểm kê phải lập biên bản, đối chiếu so sánh với sổ sách kế toán. Mọi thay đổi về tài sản giữa thực tế kiểm kê với hồ sơ theo dõi tài sản đều phải được xác minh rõ nguyên nhân và qui trách nhiệm.
Tài sản phát hiện thiếu khi kiểm kê hoặc thất thoát tài sản trong quá trình kinh doanh đều phải được xác định nguyên nhân, lập phương án xử lý và quy trách nhiệm. Nếu tổn thất tài sản do nguyên nhân chủ quan phải qui trách nhiệm bồi thường bằng vật chất và xử lý hành chính. Hình thức xử lý hành chính do Tổng giám đốc quyết định tuỳ theo mức độ tổn thất và tính chất vụ việc.
Mọi tổn thất tài sản sau khi trừ tiền đền bù, được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với chuẩn mực kế toán. Trường hợp giá trị tổn thất lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, thì thẩm quyền sử lý tổn thất như sau:
+ Tổng giám đốc được phép sử lý tổn thất tài sản có giá trị đến 50 triệu đồng + Mức tổn thất trên 50 triệu đến 50% tổng tài sản theo báo cáo tài chính gần nhất Tổng giám đốc báo cáo để trình HĐQT quyết định sử lý.
+ Mức thiện hại tổn thất lớn hơn 50% tổng tài sản theo báo cáo tài chính gần nhất HDDQT trình Đại hội đồng cổ đông quyết định
- Quản lý TSCD và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty được ghi nhận và khấu hao theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 Hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCD. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định được để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
Đối với tài sản cố định do công ty đầu tư xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán xây dựng công trình thì công ty tạm xác định nguyên giá trị tài sản để trích khấu hao. Sau khi có quyết toán chính thức, chênh lệch tăng hoặc giảm so với nguyên giá tạm tính sẽ được điều chỉnh.
Bảng 3.4. Tình trạng tài sản cố định của Công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Nguyên giá TSCĐ - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình - Chi phí XD CB dở dang 957.064 5.439 68.767 1.037.695 5.863 16.521 1.165.465 6.761 15.382 80.631 424 -52.246 127.770 898 -1139 Khấu hao TSCĐ - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình 807.675 3.983 882.580 4.204 975.705 4.374 74.905 221 93.125 170
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Công ty thực hiện chế độ trích khấu hao tài sản theo qui định của Nhà nước. Đối với những tài sản đặc thù, công ty xây dựng tỷ lệ khấu hao cụ thể cho từng loại tài sản phù hợp với đặc thù và lĩnh vực hoạt động của công ty, hàng năm Công ty đều lập kế hoạch sử dụng và khấu hao TSCD báo cáo các cơ quan quản lý.
3.2.3.2. Quản lý vốn lưu động
Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là vòng quay vốn của Công ty nhanh. Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:
- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.
- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.
- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn và phát triển vốn lưu động của Công ty.
- Công ty thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ số tài chính có liên quan. Qua đó, lãnh đạo Công ty có thể có những đánh giá chính xác về tình hình vốn lưu động của Công ty, và có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:
- Từ kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, xác định nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu chính để xác định nhu cầu vốn lưu động. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty tiêu thụ có tính chất thời vụ, một năm tiêu thụ có 2 vụ chính trong khi đó dây chuyền sản xuất của công ty phải vận hành liên tục như vậy xác định kế hoạch tiêu thụ của từng thời vụ, nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính hết sức quan trọng, nó quyết định quan trọng đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả.
- Các khoản phải thu: Với đặc điểm sản phẩm phân bón tiêu thụ theo thời vụ trong thời gian ngắn, khách hàng tiêu thụ là người nông dân có thu nhập thấp nên việc bán hang chậm trả là tất yếu. Nhà quản lý của Công ty phải luôn quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và đưa ra các biện pháp cần thiết để quản lý tốt công nợ phải thu, đảm bảo quay vồng vốn cũng nhu thất thoát vốn. Công ty đã xây dựng được 80 nhà phân phối sản phẩm trên khắp cả nước. bán hang
bằng hình thức trả chậm có bảo lãnh của ngân hang hay các định chế tài chính uy tín, nhờ vậy trong những năm gần đây, các khoản phải thu ngắn hạn có thời điểm lên đến gần 1.000 tỷ nhưng nợ khó đòi vẫn trong kiểm soát của Công ty.
- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng. Nhà quản lý Công ty quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của Công ty hay không? Khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả? Các khoản vay nợ đều có mục đính sở dụng vốn rõ ràng hiệu quả. Ngoài ra công ty còn huy động vốn nhàn dỗi từ cán bộn công nhân viên của Công ty, bằng kênh này công ty đã tiếp cận được với nguồn vốn rẻ hơn vay ngân hàng, số dư trung bình là 80 tỷ.
3.2.4. Phân tích tài chính
3.2.4.1. Tài liệu phân tích
Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quản lý tài chính của Công ty là Báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm toán của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2012-2014. Đây là những tài liệu cụ thể và chi tiết thể hiện được tình hình hoạt động tài chính của Công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động tài chính nói riêng và sự phát triển chung của Công ty.
3.2.4.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua các chỉ tiêu ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 +/- % +/- % Tổng TS 2.758.122 2.782.901 2.650.181 24.779 0,90 -132.720 -4,77 TSNH 2.524.447 2.594.423 2.426.126 69.976 2,77 -168.297 -6,49 TSDH 233.675 188.478 224.055 -45.197 -19,34 35.577 18,88 Tổng NV 2.758.122 2.782.901 2.650.181 24.779 0,90 -132.720 -4,77 NPT 1.556.744 1.378.328 1.154.163 -178.416 -11,46 -224.165 -16,26 VCSH 1.201.378 1.404.573 1.496.018 203.195 16,91 91.445 6,51 Hệ số tài trợ 0,44 0,50 0,56 0,07 15,87 0,06 11,84 Hệ số tự tài trợ 5,14 7,45 6,68 2,31 44,95 -0,78 -10,40 Hệ số nợ 0,56 0,50 0,44 -0,07 -12,25 -0,06 -12,07
Từ bảng 3.5 ta có các nhận xét sau:
Về tổng tài sản: Tổng TS năm 2012 đạt 2.758,122 triệu đồng; đến năm 2013, tổng TS đã tăng thêm 24.779 triệu, đạt mức đạt 2.782,901triệu đồng. Tổng tài sản tăng chủ yếu là do TSNH tăng (TSNH tăng 69.976 triệu, tương ứng tăng 2,77%). Tổng TS tăng chứng tỏ quy mô của Công ty đã tăng lên.
Đến năm 2014 thì tổng tài sản giảm. Tổng TS giảm 132.720 triệu đồng, tương ứng giảm 4,77% so với năm 2013, chủ yếu là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong TSNH trong kỳ giảm. Tổng TS của Công ty giảm là một dấu hiệu không tốt, tuy nhiên nợ phải trả giảm 224.265 triệu tương ứng 16,26% chứng tỏ công ty đã hạn chế các khoản vay giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính trong năm.
Về tổng số nguồn vốn: Tổng số nguồn vốn qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 2.782.901 triệu đồng, tăng 24.779 triệu so với năm 2012, tương ứng tăng 0,9%. Tuy nhiên tổng nguồn vốn năm 2014 lại giảm 132.720 triệu đồng. Ở Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, nguồn vốn được huy động khá cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Năm 2013, mặc dù NPT giảm 178.461 triệu đồng nhưng do VCSH tăng 203.195 triệu nên tổng nguồn vốn vẫn tăng. Ngược lại đến 2014, NPT giảm 224.165 triệu trong khi VCSH chỉ tăng 91.445 triệu nên tổng nguồn vốn giảm, chứng tỏ khả năng huy động vốn trong năm 2014 đã giảm sút.
Về hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ của Công ty tăng qua các năm. Hệ số tài trợ trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 0,44; 0,50 và 0,56. Như vậy, năm 2012, VCSH chiếm 44% nguồn vốn, năm 2013, VCSH chiếm 50% tổng nguồn vốn và đến 2014, chỉ tiêu này là 56%. Hệ số tài trợ phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Như vậy, có thể nhận định rằng Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đang theo đuổi một chính sách tài chính an toàn, trong đó vốn được huy động chủ yếu từ VCSH. Khả năng độc lập về mặt tài chính cao có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo các khoản vay; tuy nhiên Công ty cần cân nhắc bởi nếu chủ yếu sử dụng VCSH Công ty sẽ không tận dụng được đòn bẩy tài chính, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Về hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ năm 2012 là 5,14; năm 2013, hệ số này đạt 7,45, tăng 44,95%. Nguyên nhân là do VCSH tăng 203.195 triệu đồng trong khi TSDH của Công ty giảm 45.197 triệu đồng. Đến năm 2014, hệ số tự tài trợ giảm xuống còn 6,68. Hệ số tự tài trợ trong kỳ giảm là do tốc độ tăng của VCSH (6,51%) nhỏ hơn tốc độ tăng của TSDH (18,18%) trong kỳ. Nhìn chung chỉ tiêu này của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong cả 3 năm đều khá cao, chứng tỏ TSDH chủ yếu được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của DN. Trong kỳ tới Công ty cần cân nhắc việc đầu tư nhiều vốn vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về hệ số nợ: Năm 2012, NPT chiếm 56% nguồn vốn, năm 2013, tỷ trọng này chỉ còn 50%. Đến 2014, hệ số nợ giảm xuống còn 0,44. Hệ số nợ giảm chứng tỏ rủi ro tài chính của Công ty cũng giảm đi. Tuy nhiên nếu có thể tận dụng nguồn vốn vay vào sản xuất kinh doanh thì Công ty có thể càng khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Đây là vấn đề mà ban quản trị Công ty cần cân nhắc trong thời gian tới.
3.2.4.3. Phân tích cấu trúc tài chính
* Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 3.6. Cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền