Chủ trương, quan điểm phát triển và mục tiêu của Học viện Kỹ thuật Quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 97 - 100)

CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

3.1. Chủ trương, quan điểm phát triển và mục tiêu của Học viện Kỹ thuật Quân sự Kỹ thuật Quân sự

3.1.1. Chủ trương, quan điểm phát triển

Thứ nhất, xây dựng Học viện Kỹ thuật Quân sự là nhà trường Quân đội chính quy, mẫu mực; đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân.

Thứ hai, Phát triển Học viện theo mô hình trường ĐH nghiên cứu, gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo và NCKH với hoạt động thiết kế, chế tạo, hiện đại hóa khai thác, bảo đảm kỹ thuật, làm chủ VKTBKT của các quân binh chủng, các lực lượng và các đơn vị kỹ thuật trong toàn quân. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Học viện là cơ sở đào tạo và NCKH hàng đầu của Quân đội và nhà nước về KHKT&CN quân sự nói riêng và KHKT&CN nói chung, có những lĩnh vực đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Thứ ba, Quy hoạch phát triển phải bảo đảm tính toàn diện, bền vững, phù hợp với các chủ trương, chiến lược phát triển KTXH, GD-ĐT, KHCN của Đảng và Nhà nước, của Bộ Quốc phòng; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh một số ngành, chuyên ngành, lĩnh vực, hướng NCKH trọng điểm, mũi nhọn gắn với các lực lượng tiến thẳng lên hiện đại của Quân đội.

Thứ tư, Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, địa phương và các đối tác nước ngoài; chủ động đi trước đón đầu, thực hiện các giải pháp đột phá đi đôi với nâng cao tính tự chủ, tự

chịu trách nhiệm, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới của từng cơ quan, đơn vị để đầu tư xây dựng, phát triển Học viện một cách hiệu quả [9].

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể

Học viện trở thành trường ĐH nghiên cứu nằm trong tốp đầu về KHKT&CN của đất nước, có những lĩnh vực tương đương với các trường ĐH lớn trong khu vực và hội nhập quốc tế, nằm trong tốp 700 các trường ĐH trên thế giới theo xếp hạng QS.

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chỉ huy quản lý kỹ thuật chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học cho quân đội và đất nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức nền vững chắc, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu; có tác phong chính quy và có năng lực toàn diện trong chỉ huy, quản lý, tổ chức, điều hành và huấn luyện bộ đội; có năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và hội nhập quốc tế; có sức khỏe tốt; có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thích nghi với mọi hoàn cảnh; có khả năng phát triển thành chuyên gia đầu ngành hoặc đảm nhiệm được các chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống ngành, chuyên ngành đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm định trường và kiểm định chất lượng giáo dục. Cung cấp cho Quân đội và đất nước đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chỉ huy kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật và quản lý KHCN có trình độ cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức nền vững chắc, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, có khả năng thiết kế, chế tạo, khai thác làm chủ VKTBKT

hiện đại, công nghệ cao và đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0; có tác phong chính quy và có năng lực toàn diện trong chỉ huy, quản lý, tổ chức, điều hành và huấn luyện bộ đội; có trình độ ngoại ngữ, CNTT đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và hội nhập quốc tế; có sức khỏe tốt; có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thích nghi với mọi hoàn cảnh; có khả năng phát triển thành chuyên gia đầu ngành hoặc đảm nhiệm được các chức vụ cao hơn, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phấn đấu đến năm 2025 có 11 chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu; 4÷6 chương trình đào tạo kỹ sư tài năng quân sự; 50% học viên đào tạo kỹ sư quân sự đạt chuẩn ngoại ngữ B1 quốc tế; 100% học viên kỹ sư tài năng quân sự đạt chuẩn ngoại ngữ B2 quốc tế; 50% chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước, quốc tế.

Các hướng nghiên cứu mũi nhọn và liên ngành được phát triển mạnh, gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, cải tiến một số chủng loại VKTBKT phục vụ chiến đấu, huấn luyện chiến đấu phù hợp với năng lực, trình độ công nghệ trong nước. Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác và bảo đảm kỹ thuật cho VKTBKT thế hệ mới, trang bị cho các lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, trong hiện đại hóa công tác chỉ huy, quản lý, điều hành và công tác đảm bảo an toàn an ninh hệ thống thông tin. Hoạt động KHCN được gắn liền với xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu chuyên sâu, trung tâm nghiên cứu xuất sắc và hợp tác quốc tế.

Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có cơ cấu chuyên môn phù hợp, đồng bộ, đảm bảo về số lượng, chất lượng; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ nhiệm bộ môn, chuyên gia đầu ngành gắn với các nhóm nghiên cứu mạnh. Đạt trên 90% đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; khoảng 50% có trình độ TS, TSKH (trên 55% đối với các chuyên

ngành theo định hướng nghiên cứu); trên 10% đạt chức danh GS, PGS; trên 1,5% đạt danh hiệu NGND, NGƯT; trên 60% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh B2 Châu Âu (IELTS 5.5, TOEFL 61,...); trên 40% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ.

Mục tiêu gần, giai đoạn đến hết năm 2020 được Học viện đặt ra là: Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có cơ cấu chuyên môn phù hợp. Đến hết năm 2020, đạt trên 80% đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; 42%÷45% có trình độ TS, TSKH (trên 45% đối với các chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu); khoảng 8%÷10% đạt chức danh GS, PGS; 1% đạt danh hiệu NGND, NGƯT; trên 50% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh B2 châu Âu (IELTS 5.5, TOEFL 61,...), các ngôn ngữ khác đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, khai thác làm chủ VKTBKT; trên 25% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 97 - 100)