Cơ cấu theo số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 74 - 76)

Đánh giá chung, đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhiều đồng chí đã chủ trì và hoàn thành xuất sắc các đề tài, nhiệm vụ quan trọng cấp bộ, cấp quốc gia, đạt được các giải thưởng uy tín của Quân đội, Nhà nước. Hầu hết họ đều là sĩ quan, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng.

Tình hình nguồn nhân lực giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự tính đến hết năm 2019.

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành của cán bộ khối giảng dạy, nghiên cứu

Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ TL% TL% TL% TL% 87,2 5,0 3,6 4,1

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi và học hàm, học vị của giảng viên, cán bộ nghiên cứu Độ tuổi GS, PGS GS PGS TS, TSKH TL% TL% TL% TL% Dưới 35 tuổi 0 0 0 15,6 Từ 35 ÷ 50 tuổi 8,5 0,2 8,3 51,7 Từ 51 ÷ 57 tuổi 29,9 4,5 25,4 74,6 Trên 57 tuổi 60,0 13,3 46,7 86,7 Toàn Học viện 9,6 1,1 8,5 42,4

Từ bảng 2.3 và bảng 2.4 cho ta thấy đội ngũ giảng viên của Học viện đã được xây dựng và phát triển đảm bảo tốt về số lượng cũng như trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng đội ngũ của Học viện vẫn còn một số tồn tại như sau:

Một là, nguồn vào đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa thực sự đa dạng; đội ngũ có học hàm GS, PGS có xu hướng trẻ hóa nhưng độ tuổi trung bình vẫn còn cao, chưa đồng đều ở các nhóm ngành.

Hai là, một số giảng viên, nghiên cứu viên có học vị TS nhưng chuyên ngành được đào tạo chưa thực sự sát với chuyên ngành giảng dạy và hướng nghiên cứu chuyên sâu nên cơ cấu chuyên môn ở một số ít bộ môn chưa thực sự phù hợp; số giảng viên, nghiên cứu viên mới được đào tạo ở nước ngoài còn thiên nhiều về lý thuyết, kiến thức thực tế hạn chế; một số lĩnh vực còn thiếu chuyên gia đầu ngành.

Ba là, tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn còn thấp, khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ của giảng viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bốn là, cán bộ khối cơ quan và khối quản lý học viên hiện tại có số lượng, cơ cấu đảm bảo nhưng cần nâng cao hơn nữa về chất lượng đội ngũ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2.2. Phân tích thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực

2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành

Với đặc thù là trường đại học kỹ thuật, đào tạo sĩ quan về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự cho Quân đội và đất nước nên các nội dung, nhiệm vụ đào tạo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác như: Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự, ngoại ngữ... được phân bổ hợp lý theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Do đó, chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện chiếm đại đa số giảng dạy về lĩnh vực khoa học kỹ thuật (chiếm 87%).

87% 5%

4%

4%

Cơ cấu theo ngành khối giảng dạy, nghiên cứu

Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 74 - 76)