Đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 87 - 89)

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực là nhằm xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn chức danh đã quy định. Để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ có hiệu quả, chất lượng phải tiến hành nhiều mặt, nhiều khâu công tác, phát huy được tiềm năng, trách nhiệm của các cấp. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nhà trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là việc gốc của Đảng”. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng để hình thành nhân cách của người quân nhân cách mạng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và thể lực của họ theo yêu cầu của từng vị trí công tác, đảm bảo cho đội ngũ phát triển vững mạnh, đồng bộ, có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho quân đội.

Trong thời gian qua, Học viện luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên Học viện góp phần vào sự nghiệp phát triển và khẳng định thương hiệu giáo dục đào tạo của Học viện. Học viện đã xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao, có cơ cấu chuyên môn đồng bộ, đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo và NCKH của Học viện trong từng giai đoạn. Tiêu biểu có thể kể đến như: Kế hoạch nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên giai đoạn 2016- 2020 (Số 1060/KH-BTĐ ngày 01/4/2016); Kế hoạch thời gian đạt trình độ Tiếng Anh của cán bộ, giảng viên các Khoa, Viện, Trung tâm công nghệ giai đoạn 2016-2020 (Số 4248/KH-BCĐ ngày 23/11/2016); Kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu giai đoạn 2016-2020 (Số 452-KH/ĐU ngày 30/9/2016); Kế hoạch phát triển chức danh Sĩ quan Chuyên môn - Kỹ thuật - Nhân viên đến năm 2020 (Số 1584/KH-KHQS ngày 24/5/2017); Kế hoạch phát triển chức danh GS, PGS (Số 1585/KH-KHQS ngày 24/5/2017); Kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú từ năm 2016 đến 2020 (Số 2603/KH-ĐT ngày 21/7/2016),...

Nhà trường đã xây dựng, triển khai các kế hoạch như: Chuẩn năng lực về trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin... cho các đối tượng, qua đó mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu của bản thân để đạt được các điều kiện, tiêu chuẩn nhà trường đã đề ra theo đúng lộ trình về thời gian. Qua đó, hoạt động học tập nâng cao trình độ, tích cực nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động tự giác, thường xuyên, liên tục và là yêu cầu bắt buộc đối với mọi người trong nhà trường. Có như vậy, nguồn nhân lực luôn được duy trì và phát triển một cách có nền nếp, hệ thống, xây dựng được nền tảng nhân lực vững chắc để nhà trường đề ra các

mục tiêu, phương hướng phát triển mạnh mẽ, bền vững, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển về khoa học kỹ thuật, xu hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

Nhà trường đã tích cực, chủ động xây dựng các kế hoạch, ban hành các quy chế, quy định để nâng cao, phát triển trình độ cho đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó đối tượng giảng viên, nghiên cứu viên trẻ được quan tâm, định hướng phát triển một cách bài bản, lộ trình rõ ràng để xây dựng nền móng vững chắc, dài hạn cho đội ngũ giảng viên và được cụ thể hóa bằng “Quy trình bồi dưỡng giảng viên trẻ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự”.

(Có phụ lục IV kèm theo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 87 - 89)