Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 45 - 50)

nhân lực

1.4.1. Yếu tố bên trong trường đại học

1.4.1.1. Kế hoạch, chiến lược phát triển của trường

Kế hoạch, chiến lược phát triển trường đại học xác định các định hướng lớn, tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, các mục đích trọng tâm và các chiến lược hành động cụ thể cho các lĩnh vực hoạt động chủ chốt của nhà trường trong một giai đoạn dài hạn, trong đó phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên phải dựa trên cơ sở các mục đích, mục tiêu cụ thể, dựa trên việc phân tích đánh giá hiện trạng tình hình đội ngũ được xác định trong kế hoạch chiến lược mà tìm ra các giải pháp tối ưu. Do vậy, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

1.4.1.2. Quan điểm, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo và quản lý giáo dục

Quan điểm, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà trường (cấp trường, khoa, phòng, ban, bộ môn, viện, trung tâm…) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nguồn nhân lực của nhà trường. Các chủ thể lãnh đạo, quản lý nhà trường có tầm nhìn, có năng lực dự báo, chú trọng việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quan tâm đến yếu tố con người, sẽ tìm ra những cách cụ thể, sát thực trong phát triển nguồn nhân lực theo định hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.

1.4.1.3. Năng lực phát triển tự thân của đội ngũ nhân lực

Những tác động từ tổ chức, nhà quản lý để phát triển nguồn nhân lực chỉ mang lại kết quả thực sự và hiệu quả khi biến thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy sự tự thân vận động, tự phát triển bản thân của họ. Điều này hoàn toàn phù hợp theo quy luật phát triển, giải quyết các mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. Các yếu tố như năng lực lập kế hoạch, xác định mục tiêu, năng lực tự học, nghiên cứu và học tập suốt đời, đổi mới thích ứng với những thay đổi và xu hướng phát triển khách quan của thời đại… của mỗi cá nhân sẽ là yếu tố bên trong hết sức quan trọng, cùng với các yếu tố tác động từ tổ chức, nhà quản lý để tạo nên sự phát triển đội ngũ.

1.4.1.4. Môi trường, văn hóa nhà trường

Môi trường trường đại học, nơi làm việc, giảng dạy, NCKH, phát triển học thuật, nơi mà những quan hệ xã hội thu nhỏ được diễn ra hằng ngày trong môi trường giáo dục, có tính chuẩn mực văn hóa. Thông qua đó, đội ngũ nguồn nhân lực có thêm động lực, tận tâm với nhà trường, tâm huyết với nghề nghiệp, đổi mới và phát triển bản thân không ngừng… tạo nên một môi trường, phong trào nâng cao năng lực bản thân từ giảng dạy đến nghiên cứu

trong toàn trường. Có như vậy, mọi người mới yên tâm công tác, tâm huyết và coi nhà trường như ngôi nhà chung của mỗi người.

1.4.1.5. Điều kiện cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất giáo dục vừa là công cụ, phương tiện của việc giảng dạy, nghiên cứu, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là yếu tố góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên góp phần thực hiện tốt được các mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Cơ sở vật chất giáo dục hiện đại là điều kiện để người giảng viên, nghiên cứu viên làm cơ sở để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ.

1.4.2. Yếu tố bên ngoài

1.4.2.1. Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo

Trước tác động của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, các quốc gia trên thế giới đều triển khai quyết liệt các giải pháp để tận dụng lợi thế, không để tụt hậu trong cuộc cách mạng này. Ở trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó nhấn mạnh thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT, truyền thông. Các bộ, ban, ngành đều nhận thức được cơ hội to lớn của các xu thế công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo,… mà CMCN 4.0 mang lại cho Việt Nam.

Những năm qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, theo đánh giá, giáo dục đại học của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể là chất lượng của lực lượng lao động được đào tạo trình độ đại học vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KTXH và hội nhập quốc tế; thiếu các công trình NCKH có chất lượng quốc tế; hạn chế về tự chủ của các trường đại

học; thiếu chính sách tạo động lực hiệu quả đối với đầu tư của xã hội, doanh nghiệp cho giáo dục đại học; cơ chế tài chính cho giáo dục ở cấp quốc gia đến cấp cơ sở chưa hiệu quả và thiếu bền vững.

Hiện tại, Luật Giáo dục Đại học đã sửa đổi, bổ sung, đảm bảo thể chế hóa chủ trương, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, giải quyết các hạn chế, bất cập trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý cho giáo dục ĐH phát triển. Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035. Với tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam phải có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức; tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển KTXH của đất nước; hội nhập toàn diện với hệ thống giáo dục ĐH thế giới, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy năng lực cạnh tranh và thịnh vượng của đất nước. Năm trụ cột chính của Chiến lược dự kiến là: (1) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và quản trị ĐH; (2) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH; (3) Tăng cường chất lượng và sự phù hợp của đào tạo và NCKH; (4) Bảo đảm tài chính bền vững cho giáo dục ĐH; (5) Tăng cường minh bạch thông tin, truyền thông [17].

1.4.2.2. Tình hình phát triển khoa học công nghệ

Những năm qua KHCN của đất nước có những bước phát triển vượt bậc, đã tận dụng được nhiều cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở số lượng sản phẩm KHCN, số lượng doanh nghiệp KHCN, nguồn nhân lực tham gia KHCN tăng cả số lượng và chất lượng. Tinh thần quốc gia khởi nghiệp phát triển và lan tỏa. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển rộng khắp.

Tuy nhiên, thị trường KHCN vẫn còn phát triển chậm; kết quả NCKH và phát triển công nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất, kinh doanh; chưa có nhiều sản phẩm KHCN được thương mại hóa. Phát triển

KHCN chưa thực sự gắn với yêu cầu phát triển KTXH. Doanh nghiệp chưa trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN. Cơ chế tài chính còn bất hợp lý. Việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ của các tổ chức KHCN công lập vẫn còn lúng túng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với tất cả các lĩnh vực. Đối với giáo dục đại học, CMCN 4.0 không chỉ thay đổi trường đại học làm những gì mà trường đại học sẽ phải làm những gì để đáp ứng CMCN 4.0.

Giáo dục đào tạo là một trong những ngành cần phải có những đổi mới ngay để nâng cao khả năng tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 đã yêu cầu ngàng giáo dục đào tạo phải thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề. Theo đó, ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung đào tạo khoa học công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục; nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của CMCN 4.0. Để đạt được tất cả những điều đó thì nguồn lực con người là một yếu tố then chốt, trong đó hạt nhân chính là năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Trong giai đoạn hội nhập mang tính cạnh tranh cao, thế giới bước vào thời kì CMCN 4.0 thì năng lực của các giảng viên, nghiên cứu viên càng phải được nâng cao và hoàn thiện. Năng lực ấy phải luôn được trau dồi cả bề rộng và chiều sâu, năng lực ấy phải như đường xoáy trôn ốc theo hướng đi lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng. Năng lực ấy phải được phát triển một cách tích cực, sáng tạo thì mới có thể đào tạo ra

nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của phát triển và hội nhập quốc tế, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN trong thời kỳ CMCN 4.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)