Quy hoạch đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 80 - 82)

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.3.1. Quy hoạch đội ngũ

Hằng năm, dựa trên số lượng nhân lực cần bổ sung, thay thế, số lượng đến tuổi nghỉ hưu..., đồng thời dựa theo những yêu cầu nhiệm vụ mới, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, biên chế, nhiệm vụ về đào tạo và khoa học công nghệ... Các khoa, bộ môn, viện, trung tâm lập kế hoạch công tác năm học, trong đó có hoạch định nhân lực của đơn vị mình. Học viện sẽ thành lập hội đồng rà soát, thông qua kế hoạch năm học của từng đơn vị và quyết định bằng phê duyệt của Giám đốc Học viện. Qua đó, cơ quan tổ chức cán bộ sẽ tổng hợp, xác định mức độ thừa/thiếu, nhu cầu tuyển dụng để làm căn cứ tuyển dụng cũng như đào tạo nguồn lực, bảo đảm có tỷ lệ dự trữ (10 ÷ 15%) để luân phiên đi học, đi thực tế tại đơn vị theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.

Lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên chính là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo và sự phát triển nghiên cứu khoa học, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, phát triển ngành khoa học công nghệ quân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, Học viện đang tích cực mở rộng các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về khai thác, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khai thác, làm chủ VKTBKT có ứng dụng công nghệ cao;

Nghiên cứu, mở mới các ngành, chuyên ngành, đề xuất đổi mới quy trình đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0. Do đó, trong thời gian tới đòi hỏi đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên phát triển mạnh về số và chất lượng.

Theo hình 2.4 và 2.5 cho thấy, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện những năm qua được trẻ hóa mạnh mẽ, có sự hài hòa, nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (35%); đa số ở trong độ tuổi từ 35÷50 tuổi (52%). Qua đó có thể thấy, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện có thế mạnh là sự trẻ hóa đội ngũ, có trình độ rất cao, được đào tạo bài bản từ nhiều trường uy tín ở nước ngoài (trình độ từ tiến sĩ trở lên chiếm 37%, thạc sĩ chiếm 36%, còn lại là đại học chiếm 27%). Với sự trẻ hóa này, đội ngũ giảng viên và nghiên cứu đã tạo nên sự năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ về sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Có thể coi đây chính là giai đoạn vàng về nhân lực của Học viện, đang trong độ chín của sự nghiệp, tận dụng tốt nguồn nhân lực trong giai đoạn này, Học viện sẽ có nhiều bước đột phá để phát triển mạnh mẽ, thực chất về chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế của Học viện.

Trên cơ sở thực tiễn, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực hiện có, Học viện đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, quy chế quy định để xác định mục tiêu đến hết năm 2020 đạt được một số kết quả sau:

Một là, hằng năm đạt trên 60% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; trung bình mỗi năm có trên 950 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó trên 100 bài báo, báo cáo khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus.

Hai là, xây dựng thêm 1÷2 nhóm nghiên cứu mạnh (Trí tuệ nhân tạo trong ứng dụng mô phỏng, Bảo mật phần cứng và các hệ thống nhúng).

Ba là, mỗi năm tổ chức ít nhất 1 hội thảo khoa học quốc tế và 2÷3 khóa bồi dưỡng, thực tập nghiên cứu, giảng dạy ngắn hạn ở nước ngoài.

Bốn là, xây dựng hệ thống đối tác quốc tế mạnh trên cả hai kênh quân sự và dân sự phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH của Học viện. Thiết lập được mối quan hệ hợp tác học thuật chặt chẽ giữa 2÷3 nhóm nghiên cứu mạnh của Học viện với các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu mạnh của nước ngoài. Kết thúc giai đoạn có 10÷15 đề tài hợp tác quốc tế, trong đó có từ 4÷5 đề tài có công bố chung giữa Học viện và đối tác, mỗi năm tổ chức ít nhất 1 hội thảo khoa học quốc tế và 2÷3 khóa bồi dưỡng, thực tập nghiên cứu, giảng dạy ngắn hạn ở nước ngoài.

Năm là, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có cơ cấu chuyên môn phù hợp. Đến hết năm 2020, đạt trên 80% đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; 42%÷45% có trình độ TS, TSKH (trên 45% đối với các chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu); khoảng 8%÷10% đạt chức danh GS, PGS; 1% đạt danh hiệu NGND, NGƯT; trên 50% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh B2 châu Âu (IELTS 5.5, TOEFL 61,...), các ngôn ngữ khác đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, khai thác làm chủ VKTBKT; trên 25% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)