Sử dụng, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 85 - 87)

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự

2.3.3. Sử dụng, đánh giá

Quản lý đội ngũ trong các Học viện, nhà trường Quân đội được thực hiện theo đúng Điều lệnh, Điều lệ Quân đội và quy định của Bộ Quốc phòng (Thông tư 177/2013/TT-BQP ngày 16/9/2013 của Bộ Quốc phòng về việc

quản lý quân số trong Quân đội nhân dân Việt Nam). Đối với Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng đã ban hành các quy chế, quy định nhằm quy chuẩn hóa công tác quản lý nhân lực trong đơn vị được toàn diện, phục vụ cho công tác bố trí sử dụng được hiệu lực, hiệu quả nhằm phát huy tốt nhất chất xám của nguồn nhân lực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện hiện tại và tương lai. Một số quy chế, quy định chính như: Quy trình bồi dưỡng giảng viên trẻ; Quy chế cán bộ giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật Quân sự; Quy chế mời giảng; Quy chế về thi nâng ngạch giảng viên, giảng viên chính; Kế hoạch phát triển đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư…

Ngoài ra, hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý đội ngũ còn có: Danh sách, hồ sơ trích ngang của nhân lực toàn Học viện; Danh sách giảng viên, nghiên cứu viên từng bộ môn, từng khoa, viện, trung tâm; Danh sách giáo sư, phó giáo sư; Danh sách tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ; Danh sách nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú…

Việc quản lý đội ngũ trong Học viện, bên cạnh quản lý theo hệ thống các cấp chính quyền, còn quản lý theo hệ thống các tổ chức đảng, đoàn thể.

Trong những năm qua, công tác đánh giá nhân lực luôn được lãnh đạo, Ban giám đốc Học viện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo hướng tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo công tác đánh giá được thực chất, hiệu quả, thiết thực.

Nội dung đánh giá bao gồm mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; mức độ tiến bộ và khả năng phát triển. Thời điểm đánh giá được thực hiện định kỳ hằng năm khi kết thúc năm học; trước khi kết thúc nhiệm kỳ; trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Việc đánh giá nhân lực được phân cấp cho thủ trưởng, người đứng đầu, người

trực tiếp quản lý, sử dụng nhân sự. Căn cứ vào kết quả đánh giá để phân loại theo các mức: Hoàn thành xuất sắc; hoàn thành tốt; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ; giảng viên dạy giỏi, giảng viên dạy tốt.

Cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, nghiên cứu viên được tiêu chuẩn hóa theo giờ chuẩn và tải giảng dạy, nghiên cứu cụ thể để có cơ sở khoa học đánh giá đảm bảo công bằng, khách quan.

(Có phụ lục III kèm theo)

Thông qua đánh giá, mỗi cá nhân có cơ hội được nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được, những điều còn thiếu sót và hạn chế để thông qua đó rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế thiếu sót, tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, NCKH, ngày càng hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đóng góp nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, hàm lượng khoa học và thực tiễn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 85 - 87)