Cơ cấu ngành của cán bộ khối giảng dạy, nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 74)

Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ TL% TL% TL% TL% 87,2 5,0 3,6 4,1

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi và học hàm, học vị của giảng viên, cán bộ nghiên cứu Độ tuổi GS, PGS GS PGS TS, TSKH TL% TL% TL% TL% Dưới 35 tuổi 0 0 0 15,6 Từ 35 ÷ 50 tuổi 8,5 0,2 8,3 51,7 Từ 51 ÷ 57 tuổi 29,9 4,5 25,4 74,6 Trên 57 tuổi 60,0 13,3 46,7 86,7 Toàn Học viện 9,6 1,1 8,5 42,4

Từ bảng 2.3 và bảng 2.4 cho ta thấy đội ngũ giảng viên của Học viện đã được xây dựng và phát triển đảm bảo tốt về số lượng cũng như trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng đội ngũ của Học viện vẫn còn một số tồn tại như sau:

Một là, nguồn vào đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chưa thực sự đa dạng; đội ngũ có học hàm GS, PGS có xu hướng trẻ hóa nhưng độ tuổi trung bình vẫn còn cao, chưa đồng đều ở các nhóm ngành.

Hai là, một số giảng viên, nghiên cứu viên có học vị TS nhưng chuyên ngành được đào tạo chưa thực sự sát với chuyên ngành giảng dạy và hướng nghiên cứu chuyên sâu nên cơ cấu chuyên môn ở một số ít bộ môn chưa thực sự phù hợp; số giảng viên, nghiên cứu viên mới được đào tạo ở nước ngoài còn thiên nhiều về lý thuyết, kiến thức thực tế hạn chế; một số lĩnh vực còn thiếu chuyên gia đầu ngành.

Ba là, tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn còn thấp, khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ của giảng viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bốn là, cán bộ khối cơ quan và khối quản lý học viên hiện tại có số lượng, cơ cấu đảm bảo nhưng cần nâng cao hơn nữa về chất lượng đội ngũ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2.2. Phân tích thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực

2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành

Với đặc thù là trường đại học kỹ thuật, đào tạo sĩ quan về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự cho Quân đội và đất nước nên các nội dung, nhiệm vụ đào tạo tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác như: Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự, ngoại ngữ... được phân bổ hợp lý theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Do đó, chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện chiếm đại đa số giảng dạy về lĩnh vực khoa học kỹ thuật (chiếm 87%).

87% 5%

4%

4%

Cơ cấu theo ngành khối giảng dạy, nghiên cứu

Khoa học kỹ thuật Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học quân sự Ngoại ngữ

2.2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi và học hàm, học vị

Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện những năm qua được trẻ hóa mạnh mẽ, có sự hài hòa, nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Với một số lượng lớn giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ TS, TSKH, GS, PGS ở độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao; đa số ở trong độ tuổi từ 35÷50 tuổi. Từ đó có thể thấy rằng, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện có thế mạnh là sự trẻ hóa đội ngũ, có trình độ cao. Do đó, đây chính là cơ hội tốt để Học viện tạo nên nhiều bước đột phá để phát triển mạnh mẽ, thực chất về chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế. 0 50 100 150 200 250 300

Dưới 35 tuổi Từ 35 ÷ 50 tuổi Từ 51 ÷ 57 tuổi Trên 57 tuổi

Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị

Giáo sư Phó Giáo sư TS, TSKH

Hình 2.4: Cơ cấu độ tuổi theo học hàm, học vị

Không chỉ riêng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có học hàm, học vị được phân bố ở nhóm tuổi trẻ hóa mà nhìn chung đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện cũng được quy hoạch, phân bố một cách khá hợp lý. Đội ngũ dưới 35 tuổi chiếm đến 35% quân số, đây là lực lượng quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng thành những giảng viên, cán bộ nghiên cứu giỏi, chủ chốt tại các

bộ môn, khoa, viện, trung tâm; tương lai sẽ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đơn vị.

Trước mắt, đội ngũ cán bộ, giảng viên đang ở “độ chín” cả về độ tuổi, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm công tác... đang chiếm đa số quân số Học viện (52%). Đây là lực lượng giữ vai trò then chốt, đóng góp sản phẩm trí tuệ của mình vào công cuộc giảng dạy, nghiên cứu của Học viện, góp phần xây dựng, phát triển và đào tạo cho đất nước, quân đội nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, kỹ năng tốt.

Hình 2.5: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ cán bộ, giảng viên

2.2.2.3. Cơ cấu theo giới tính

Do đặc thù là trường quân đội, đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự đặc thù, đòi hỏi người học và người dạy phải có các điều kiện tiêu chuẩn về sức khỏe, hình thể, năng lực... nên đa phần phù hợp với nam giới. Do đó, lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện chủ yếu là nam giới, chỉ có một phần nhỏ là nữ giới công tác tại một số khoa bộ môn đặc thù phù hợp với nữ giới đó là: Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội...

2.2.3. Phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực

Học viện Kỹ thuật Quân sự có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên tâm huyết; có trình độ chuyên môn cao; kinh nghiệm sư phạm phong phú. Họ được đào tạo cơ bản; được chọn lọc kỹ lưỡng; được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác một cách nghiêm túc. Đại đa số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có lý tưởng phục vụ cống hiến cao đẹp; có đạo đức cách mạng, nhân cách nhà giáo quân đội trong sáng. Nhiều người trong số đó đã trải qua chiến đấu và nay là chuyên gia đầu ngành của đất nước về nhiều lĩnh vực chuyên môn và khoa học công nghệ hiện đại. Tâm nguyện của đội ngũ nhà giáo quân đội luôn hướng vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, mong muốn cống hiến hết sức mình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tổ quốc và Quân đội.

Hình 2.6: Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên

Với trình độ chuyên môn và sư phạm được đào tạo cơ bản; với kinh nghiệm sư phạm phong phú; tính kỷ luật và lý tưởng, đạo đức của người quân nhân cách mạng, các nhà giáo quân đội luôn gắn bó, tâm huyết với học viên, sinh viên của mình. Khi tiếp xúc với học viên, họ nhiệt tình truyền thụ hết

những kiến thức phong phú của mình, đồng thời bằng nhân cách của mình, họ lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ tới lý tưởng phấn đấu, hình thành niềm tin vào CNXH, đạo đức người cán bộ cách mạng cho lớp lớp thế hệ trẻ. Qua đó, đội ngũ nhà giáo quân đội khi tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, họ không chỉ tác động tới năng lực nghề nghiệp mà còn góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự Quân sự

2.3.1. Quy hoạch đội ngũ

Hằng năm, dựa trên số lượng nhân lực cần bổ sung, thay thế, số lượng đến tuổi nghỉ hưu..., đồng thời dựa theo những yêu cầu nhiệm vụ mới, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, biên chế, nhiệm vụ về đào tạo và khoa học công nghệ... Các khoa, bộ môn, viện, trung tâm lập kế hoạch công tác năm học, trong đó có hoạch định nhân lực của đơn vị mình. Học viện sẽ thành lập hội đồng rà soát, thông qua kế hoạch năm học của từng đơn vị và quyết định bằng phê duyệt của Giám đốc Học viện. Qua đó, cơ quan tổ chức cán bộ sẽ tổng hợp, xác định mức độ thừa/thiếu, nhu cầu tuyển dụng để làm căn cứ tuyển dụng cũng như đào tạo nguồn lực, bảo đảm có tỷ lệ dự trữ (10 ÷ 15%) để luân phiên đi học, đi thực tế tại đơn vị theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.

Lực lượng giảng viên, nghiên cứu viên chính là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo và sự phát triển nghiên cứu khoa học, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, phát triển ngành khoa học công nghệ quân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, Học viện đang tích cực mở rộng các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về khai thác, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khai thác, làm chủ VKTBKT có ứng dụng công nghệ cao;

Nghiên cứu, mở mới các ngành, chuyên ngành, đề xuất đổi mới quy trình đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0. Do đó, trong thời gian tới đòi hỏi đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên phát triển mạnh về số và chất lượng.

Theo hình 2.4 và 2.5 cho thấy, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện những năm qua được trẻ hóa mạnh mẽ, có sự hài hòa, nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (35%); đa số ở trong độ tuổi từ 35÷50 tuổi (52%). Qua đó có thể thấy, cơ cấu đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện có thế mạnh là sự trẻ hóa đội ngũ, có trình độ rất cao, được đào tạo bài bản từ nhiều trường uy tín ở nước ngoài (trình độ từ tiến sĩ trở lên chiếm 37%, thạc sĩ chiếm 36%, còn lại là đại học chiếm 27%). Với sự trẻ hóa này, đội ngũ giảng viên và nghiên cứu đã tạo nên sự năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ về sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Có thể coi đây chính là giai đoạn vàng về nhân lực của Học viện, đang trong độ chín của sự nghiệp, tận dụng tốt nguồn nhân lực trong giai đoạn này, Học viện sẽ có nhiều bước đột phá để phát triển mạnh mẽ, thực chất về chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế của Học viện.

Trên cơ sở thực tiễn, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực hiện có, Học viện đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, quy chế quy định để xác định mục tiêu đến hết năm 2020 đạt được một số kết quả sau:

Một là, hằng năm đạt trên 60% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; trung bình mỗi năm có trên 950 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó trên 100 bài báo, báo cáo khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus.

Hai là, xây dựng thêm 1÷2 nhóm nghiên cứu mạnh (Trí tuệ nhân tạo trong ứng dụng mô phỏng, Bảo mật phần cứng và các hệ thống nhúng).

Ba là, mỗi năm tổ chức ít nhất 1 hội thảo khoa học quốc tế và 2÷3 khóa bồi dưỡng, thực tập nghiên cứu, giảng dạy ngắn hạn ở nước ngoài.

Bốn là, xây dựng hệ thống đối tác quốc tế mạnh trên cả hai kênh quân sự và dân sự phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH của Học viện. Thiết lập được mối quan hệ hợp tác học thuật chặt chẽ giữa 2÷3 nhóm nghiên cứu mạnh của Học viện với các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu mạnh của nước ngoài. Kết thúc giai đoạn có 10÷15 đề tài hợp tác quốc tế, trong đó có từ 4÷5 đề tài có công bố chung giữa Học viện và đối tác, mỗi năm tổ chức ít nhất 1 hội thảo khoa học quốc tế và 2÷3 khóa bồi dưỡng, thực tập nghiên cứu, giảng dạy ngắn hạn ở nước ngoài.

Năm là, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có cơ cấu chuyên môn phù hợp. Đến hết năm 2020, đạt trên 80% đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ ThS trở lên; 42%÷45% có trình độ TS, TSKH (trên 45% đối với các chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu); khoảng 8%÷10% đạt chức danh GS, PGS; 1% đạt danh hiệu NGND, NGƯT; trên 50% giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Khoa, Viện chuyên ngành đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh B2 châu Âu (IELTS 5.5, TOEFL 61,...), các ngôn ngữ khác đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiên cứu, khai thác làm chủ VKTBKT; trên 25% giảng viên chuyên ngành có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ.

2.3.2. Thu hút, tuyển dụng

Mục đích nhằm thu hút, tuyển chọn, bổ sung vào nhà trường đông đảo những người giỏi nhất, có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ của vị trí tuyển dụng nhằm xây dựng và phát triển tốt các tổ chức trong nhà trường.

Thực tế, trong những năm qua Học viện hướng đến các nguồn tuyển dụng nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên chủ yếu sau: (1) Tuyển dụng tại chỗ: Từ nguồn học viên quân sự sau khi tốt nghiệp ra trường; (2) Tuyển dụng từ những đơn vị khác trong quân đội; (3) Tuyển dụng người ngoài quân đội: Sinh viên dân sự học tại trường tốt nghiệp, sinh viên các trường ngoài quân đội tốt nghiệp, người đang công tác ngoài quân đội.

Những năm qua, Học viện tập trung tuyển chọn vào đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu từ nguồn học viên tốt nghiệp ThS, TS ở nước ngoài, có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Tuyển dụng, xin cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế tại các đơn vị trong toàn quân về công tác tại Học viện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ, đồng thời có kinh nghiệm thực tiễn để góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo và NCKH sát đúng với thực tiễn quân đội, theo kịp những đổi mới, yêu cầu thực tiễn về phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội và trình độ khoa học công nghệ của đất nước.

Học viện đã đề xuất, xây dựng các chính sách, kế hoạch thu hút, khuyến khích đội ngũ giảng viên, nhà khoa học trẻ và các nhà khoa học uy tín trong nước, ngoài nước về làm việc tại Học viện. Xây dựng cơ chế đặc thù cho đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia đầu ngành, cán bộ có trình độ chuyên môn cao đến hội thảo, giảng dạy, NCKH tại Học viện, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, xây dựng mối liên hệ về khoa học kỹ thuật liên thông với các tổ chức, nhà trường ngoài quân đội và quốc tế, đảm bảo sự tiếp cận và thích nghi nhanh nhạy với những tiến bộ, phát triển mới về khoa học công nghệ trên thế giới.

Công tác tuyển dụng đối với giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện được thực hiện thống nhất, đồng bộ theo những quy trình, phương thức cụ thể, minh bạch sau:

2.3.2.1. Thông báo tuyển dụng

Sau khi được Thường vụ Đảng ủy Học viện thông qua chức danh, vị trí cần tuyển dụng cho các đơn vị, cơ quan quản lý nhân sự thông báo nhu cầu tuyển chọn nhân lực rộng rãi trong toàn Học viện và trên một số phương tiện thông tin đại chúng trước thời gian thi tuyển ít nhất 45 ngày, tạo điều kiện thu hút được nguồn tuyển chọn dồi dào có chất lượng vào các chức danh cần tuyển.

2.3.2.2. Phương thức tuyển chọn

a) Thi tuyển:

Thi tuyển thực hiện với chức danh chuyên môn kỹ thuật và những chức danh khác khi có 02 hồ sơ trở lên đăng ký dự tuyển vào chức danh đó.

Cơ quan quản lý nhân sự cùng đơn vị xin tuyển chọn thống nhất kế hoạch, nội dung thi tuyển, triệu tập số thí sinh đăng ký dự thi theo danh sách đã được phê duyệt, phổ biến quy chế, nội dung ôn, thời gian, địa điểm thi và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 74)