Tác động của CMCN 4.0 đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 60 - 66)

1.6. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó đến phát triển

1.6.3. Tác động của CMCN 4.0 đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Học

lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và Quân đội

Do tính chất đặc thù, lĩnh vực quân sự luôn là nơi có yêu cầu cấp bách về ứng dụng sản phẩm công nghệ mới. Các nước trên thế giới đều có nhu cầu tăng cường ưu thế về công nghệ quân sự trước các đối thủ tiềm năng. CMCN 4.0 có ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực đặc thù này. Có thể liệt kê một số yếu tố, kết quả đột phá về công nghệ nêu ở trên mà trực tiếp gắn với lĩnh vực quân sự như: Không gian mạng và Tác chiến không gian mạng; Tên lửa hành trình và vũ khí thông minh; Thiết bị không người lái; Ứng dụng mô phỏng trong huấn luyện; Hệ thống chỉ huy, điều khiển, tình báo và trinh sát (C4ISR)...

Như vậy, CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, với sự đột phá của kỹ thuật số (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cuộc cách mạng này diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Nếu 3 cuộc cách mạng trước phát triển theo cấp số cộng thì CMCN 4.0 có tốc độ phát triển theo cấp số nhân do thời gian được rút ngắn một cách đáng kể từ khi các ý tưởng phôi thai đến khi được thương mại hóa với quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu. CMCN 4.0 sẽ tác động đến cuộc sống của mọi người, mọi nhà. CMCN 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát, nếu chủ động, chúng ta sẽ sớm tiếp cận với những thành tựu của CMCN 4.0, “đi tắt đón đầu” về khoa học công nghệ, thu hẹp nhanh hơn khoảng cách với các nước phát triển. Đây cũng là thời cơ để nước ta hội nhập hiệu quả hơn với kinh tế thế giới bởi tăng trưởng nhờ KHCN là loại hình phát triển không có trần giới hạn. Bên cạnh những thách thức, cơ hội cho chúng ta là rất lớn, nếu dừng lại là tụt lùi. Đối với lĩnh vực quân sự, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhiều loại vũ khí công nghệ mới, hình thái chiến tranh mới ra đời. Nguồn nhân lực cho quân đội phải có đủ kiến thức và kỹ năng làm chủ VKTBKT, công nghệ mới. Hệ thống nhà trường quân đội cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, NCKH, xây dựng nguồn lực cho quân đội và đất nước đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.

CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức trên tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức: Yêu cầu về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao; các cơ sở giáo dục khó dự đoán hết các kỹ năng mà thị trường lao động cần do tốc độ thay đổi chưa từng có của công nghệ; các cơ sở giáo dục đại học không còn là nơi độc quyền trong việc tạo ra tri thức mới và

chuyển giao công nghệ, hoạt động KHCN đã và đang dịch chuyển sang khu vực doanh nghiệp, nhiều xu hướng hình thức đào tạo mới xuất hiện: Đào tạo trong doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến (MOOCs), giáo dục cá nhân (Education for You)… [7].

Như vậy, CMCN 4.0 không chỉ đặt ra những đòi hỏi mới đối với các cơ sở giáo dục đại học mà còn tái định nghĩa quan niệm của chúng ta về trường đại học và sứ mạng của nó. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để giáo dục đại học thay đổi cách tiếp cận giáo dục, cung cấp cho người học môi trường học tập mới năng động, phát huy khả năng sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Vậy, các trường đại học, các nhà quản lý giáo dục phải làm gì để có tầm nhìn và những chiến lược mới nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và NCKH tạo ra nguồn lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu mới của CMCN 4.0.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, các cường quốc trên thế giới đều tăng cường hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Những cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, khi tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, các cường quốc trên thế giới đều sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao.

CMCN 4.0 đã có những tác động hết sức to lớn đến sự phát triển KHCN quân sự, từ vũ khí trang bị kỹ thuật cho đến phương thức chỉ huy điều hành tác chiến và tác chiến trực tiếp trên chiến trường, từ công tác huấn luyện đào tạo cho đến việc thay đổi tổ chức biên chế của quân đội cho phù hợp với hệ thống vũ khí khí tài và nghệ thuật tác chiến, cụ thể như:

Thứ nhất, thúc đẩy việc sản xuất và phát triển các loại vũ khí, đặc biệt là vũ khí thông minh và vũ khí điều khiển từ xa, không người lái.

Thứ hai, thúc đẩy việc phát triển các hệ thống khí tài điện tử, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng.

Thứ ba, làm thay đổi cách thức chỉ huy điều hành tác chiến, tăng cường vai trò các hệ thống tự động hóa cấp độ cao tích hợp với trí thông minh nhân tạo giúp hỗ trợ ra quyết định và ra quyết định tác chiến thời gian thực.

Thứ tư, làm thay đổi phương thức tác chiến trực tiếp trên chiến trường với việc xuất hiện các robot chiến đấu, các hệ thống robot tương tác phục vụ chiến đấu, các phương tiện không người lái, các hệ thống thiết bị hỗ trợ trực tiếp chiến đấu của người lính.

Thứ năm, làm thay đổi tổ chức, biên chế của quân đội, các vấn đề liên quan đến đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Những năm vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KHCN; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất quốc phòng; tạo ra một số sản phẩm KHCN có tính đột phá. KHKT&CN quân sự đã tập trung nghiên cứu, từng bước làm chủ thiết kế, chế tạo một số loại vũ khí thông thường; tiếp cận một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có trình độ cao; tăng cường chuyển giao tiến bộ KHCN. Công nghiệp quốc phòng trong nước đã sản xuất được nhiều VKTBKT đáp ứng nhu cầu trang bị của Quân đội như: Tàu chiến, ra-đa cảnh giới và phát hiện mục tiêu, các loại vũ khí, đạn,...

Triển khai lộ trình hiện đại hóa Quân đội, các đơn vị trong toàn quân đã tiếp nhận và đưa vào biên chế nhiều loại VKTBKT mới, hiện đại (tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa, tổ hợp tên lửa, súng, pháo,...). Bộ Quốc phòng chú trọng đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác chỉ huy điều hành trong huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng bảo đảm kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo và sản xuất quốc

phòng,... Các công nghệ mũi nhọn đã từng bước hòa nhập với sự phát triển của quốc gia, tạo tiềm lực KHCN phục vụ Quân đội ngày càng tốt hơn [6].

Tuy nhiên, nền công nghiệp quốc phòng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ có khả năng làm chủ thiết kế, chế tạo VKTBKT hiện đại còn thiếu nhiều; các nhà máy, cơ sở sản xuất quốc phòng chưa làm chủ được các công nghệ chế tạo tiên tiến; nhiều chủng loại vật tư, vật liệu còn phải nhập khẩu; chất lượng sản phẩm còn thiếu ổn định, độ tin cậy chưa cao.

Là trường đại học trọng điểm quốc gia, trung tâm NCKH lớn của đất nước và quân đội, Học viện Kỹ thuật Quân sự không thể đứng ngoài cuộc của sự phát triển KHCN. Nguồn nhân lực được đào tạo tại Học viện phải có khả năng thích nghi, tiến tới làm chủ các loại VKTBKT có ứng dụng các công nghệ mới của CMCN 4.0. Vì vậy, ngoài việc chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp với Bộ Quốc phòng; việc cung cấp thông tin, tư liệu để các bộ môn, khoa, viện, trung tâm trong Học viện có sự điều chỉnh, định hướng trong công tác đào tạo và NCKH phù hợp với sự phát triển của CMCN 4.0 là rất quan trọng.

Kết luận chương 1

Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đại học công lập có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế của cơ sở giáo dục đào tạo. Họ trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì sự phát triển các trường đại học đồng thời phải phát triển bền vững đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đại học công lập, mang tính tất yếu khách quan. Để đội ngũ này hoàn thành tốt sứ mệnh lớn lao của mình, Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ, tạo môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi nhất để họ phát triển về số lượng, chất lượng và tỷ lệ, cơ cấu đồng bộ, hợp lý.

Giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng đồng thời là những người sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên, nghiên cứu viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và tính hợp lý về cơ cấu, trên cơ sở đó, đội ngũ này bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu của chương trình đào tạo cũng như các yêu cầu của nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động tổng hợp của nhiều quá trình, nhiều phương diện trong hoạt động đa dạng của Học viện. Nội dung phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân sự tập trung vào nội dung: Quy hoạch; thu hút, tuyển dụng; sử dụng, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đãi ngộ, tôn vinh.

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại học viện kỹ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 60 - 66)